Những
phong tục độc đáo của người Dao Đỏ Bắc Kạn
Dân
tộc Dao có bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo. Dân tộc Dao trên đ ịa bàn tỉnh
Bắc Kạn gồm các nhóm như Dao Tiền,
Dao Thanh Y, Dao Đỏ… Trong những năm gần đây, đồng bào dân tộc Dao Đỏ trên địa
bàn tỉnh ta đã thực hiện cuộc vận động định canh, định cư, phát triển kinh tế, ổn
định cuộc sống.
Tuy nhiên họ vẫn giữ được nét truyền thống
của dân tộc mình. Những phong tục tập quán của người Dao Đỏ có rất nhiều, song
trước hết phải kể đến nét riêng về ẩm thực
vào những dịp lễ tết đồng bào thường gói nhiều loại bánh, bánh chưng dài được
gói khum, gù ở 2 đầu chứ không giống như bánh chưng dài của người Tày. Bên cạnh
đó bà con cũng chế biến xôi nhiều màu sắc từ một số loại cây rừng và bột nghệ.
Trong các ngày lễ tết các món xương, thịt, lòng lợn, gà được chế biến thành nhiều
món với những loại gia vị khác nhau. Chính vì thế mâm cỗ ngày tết của dân tộc
Dao Đỏ khá phong phú đa dạng nhiều màu sắc. Đồng bào Dao Đỏ có những điểm rất
khác với người Tày và người Kinh là trong dịp lễ tết phụ nữ chỉ có một việc là
gói bánh và đồ xôi, còn những việc chế biến, nấu nướng là do đàn ông đảm nhiệm.
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, đồng
bào Dao Đỏ cũng có bàn thờ cúng tổ tiên nhưng duy nhất chỉ có một bát hương,
trong những ngày tết các loại bánh đều được đưa lên bàn thờ cúng cùng với thịt
lợn, gà và rượu…Đồng bào Dao Đỏ có một kiêng kỵ là ăn xong không được để đũa
ngang bát vì họ quan niệm đó là bát cơmcủa nhà có người chết.
Vào những ngày lễ tết đồng bào dùng các loại
rễ cây, thân, lá, một số thảo mộc làm men ủ rượu. Lương thực dùng để nấu rượu
sau khi được trộn men, đem ủ kỹ trong các chum vại lớn, thời gian ủ kéo dài từ
vài tháng đến một năm… Khi chưng cất rượu bà con dùng chảo gang và chõ gỗ cho
nên rượu chưng cất rất thơm ngon, có hương vị riêng, đậm đà, người ta gọi là rượu
men lá, uống vào rất êm, ngọt làm người uống say lúc nào không biết. Mọi người
uống rượu men lá dù say cũng không bị đau đầu.
Hoạt động văn hoá chủ yếu của thanh niên
Dao Đỏ trong dịp tết là đánh yến, đây là loại trò chơi có từ lâu. Đồng bào Dao
Đỏ quy định trong khi chơi đánh yến đội nào thua thì phải uống rượu, người ở
nơi khác đến du xuân nếu muốn về thì phải đánh thắng nếu thua phải ở lại qua
đêm. Đây cũng chính là thể hiện sự mến khách của người Dao Đỏ Bắc Kạn, nhờ vậy
mà nhiều đôi nam nữ nên vợ nên chồng. Phong tục không thể thiếu của đồng bào
Dao Đỏ trong những ngày lễ, tết là họ chuẩn bị mặc cho mình những bộ trang phục
đẹp nhất và trang điểm đẹp nhất để du xuân. Trang phục của đồng bào rất đẹp, có
những đường thêu hoa văn tinh tế thể hiện được bản sắc riêng của dân tộc Dao Đỏ.
Phụ nữ Dao Đỏ có nghề làm dây túi (Sùi địp). Họ thường tạo hoa văn bằng cách lấy
hai miếng ván gỗ khắc thành hoa nhỏ để kẹp vải, nấu sáp chảy ra, rồi trút vào
trong lỗ khắc, sau mới bỏ miếng vải ra, lấy vải nhúng vào chàm. Vải đã thấm
chàm rồi thì đem nấu cho chảy sáp ra sẽ được hoa văn sặc sỡ rất tinh tế, đẹp và
sáng. Kỹ thuật vẽ chàm đó gọi là vẽ bằng sáp ong. Ngoài ra họ cũng thêu họa tiết
trên vải, nhưng không vẽ mẫu trước và tự tạo theo trí tưởng tượng của mình.
Cách tạo họa tiết xem ra đơn giản nhưng đòi hỏi người phụ nữ phải hết sức kiên
nhẫn và khéo léo thì sản phẩm làm ra mới đẹp và độc đáo.
Nếu là những bộ quần áo thường thì mặc thì
người Dao Đỏ cũng không quá chăm chút nhưng đó là lễ phục thì lại khác. Lễ phục
được làm rất cầu kỳ, công phu với nhiều màu sắc rực rỡ chủ yếu là màu đỏ. Chiếc
áo lễ phục được xẻ ngực, nẹp áo được thêu, cài bằng khuy bạc, hai ngực áo đính
nhiều bông len đỏ. Cổ áo phía sau đính nhiều chuỗi hạt màu. Hai ống quần được
thêu hoa văn từ đầu gối trở xuống. Dây lưng được làm từ mảnh vải dài khoảng hai
sải tay. Những bộ lễ phục như thế thường là tốn rất nhiều thời gian nên người
phụ nữ chỉ làm khi rảnh rỗi và các cô gái đến tuổi cập kê thì phải chuẩn bị cho
mình.
Đến với đồng bào người Dao Đỏ Bắc Kạn du
khách sẽ bị chinh phục bởi nét văn hoá độc đáo, tinh tế và tấm lòng mến khách của
những người dân bình dị, thẳng thắn và đầy chân tình.
Nông
Thị Hằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét