Đến bản Tả Phìn xem người Dao làm trống. * Triệu Minh Bắc.

Đến bản Tả Phìn xem người Dao làm trống

Nghề làm trống vốn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình, dòng họ người Dao đỏ ở bản Tả Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Trống đối với người Dao đỏ là vật dụng rất quan trọng và cần thiết.

Bản sắc văn hóa người Dao ở Lãng Công * Bạch Nga.


Thôn Thành Công (xã Lãng Công, Sông Lô) là địa phương duy nhất trong tỉnh có đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Trong xu thế hội nhập, giao thoa nền văn hóa, đồng bào dân tộc Dao nơi đây luôn có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Theo tục lệ, cứ vào các ngày mùng: 3/3; 8/4; 6/6 âm lịch hàng năm, đồng bào Dao ở Lãng Công lại làm các món xôi đen, xôi đỏ, xôi tím, bánh dùng rồi đem ra miếu thờ. Ngoài số xôi, bánh để thờ thần Núi, người dân còn làm thêm xôi, bánh để đem biếu gia đình nhà ngoại. Theo ông Trưởng bản Đặng Văn Sinh, các loại xôi có màu sắc khác lạ ở Thành Công được chế biến từ gạo nếp trộn với nước lá xôi đỏ, tím, đen giã nhuyễn. Xôi dẻo vừa độ, thơm ngon và trông rất đẹp mắt.

Tục cưới hỏi của người Dao ở Điện biên * Hoàng Hải.

Lễ cưới hỏi của người Dao, Điện Biên Ở tỉnh Điện Biên, dân tộc Dao (hay có nơi còn phiên âm là Dạo) sống nhiều tại địa bàn huyện Tủa Chùa, gồm 2 loại: Dao tiền và Dao quần chẹt (chặt). Nhà ở của người Dao làm theo kiểu nhà sàn hoặc nhà trệt nhưng phổ biến nhất là kiểu nhà nửa sàn nửa trệt, nơi có sàn sẽ làm chỗ ngủ với quan niệm cách rời mặt đất sạch sẽ, thoáng mát có lợi cho sức khỏe. Ngày xưa, theo truyền thống bố mẹ chọn vợ,

Người Dao Quần Chẹt đón Tết Nhảy * Vân Nam.

Hàng năm cứ mỗi độ đông về, cánh mai rừng nở rộ là người dân tộc Dao Quần Chẹt đón một năm mới, một Tết Nhảy mới mang đậm bản sắc dân tộc.
Cách thành phố Hòa Bình chừng 15km, thẳng theo hướng Đà Bắc ta bắt gặp khu du canh, du cư của người dân tộc Dao Quần Chẹt. Chúng tôi đến xóm Rãnh, xã Toàn Sơn huyện Đà Bắc vào đúng dịp giáp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu. Không khí đón Tết của người dân tộc nơi đây đã rộ lên bởi tiếng cồng, tiếng chiêng cùng với tiếng xập xèng đã vang vang trong bản. Bởi hàng năm cứ đến ngày 15.12 âm lịch là người Dao Quần Chẹt dù làm ăn ở đâu xa cũng phải về để “hậu tạ” tổ tiên và chuẩn bị làm lễ “ hứa” đầu năm mới. Già làng đi thông báo với bà con xóm bản chuẩn bị ăn Tết tập thể.

Người Dao đỏ Nà Hỳ giữ “hồn” dân tộc * Hà Linh.

Sinh sống rải rác ở 3 bản: Huổi Cơ Dạo, Sín Chải 1 và 2 của xã Nà Hỳ, những năm qua hơn 200 hộ dân người Dao đỏ cùng chung sống với nhiều dân tộc khác, như: Thái, Mông, Khơ Mú... song lại hết sức hòa đồng. Điều đáng nói, khi đến đây, ta vẫn nhận biết được họ bằng nhiều nét đặc trưng riêng biệt mà không lẫn với các dân tộc khác.

Đám cưới của người Dao Tiền * Xuân Trường.

 Một người cao niên bên nhà trai đưa cô dâu vào phòng cưới. Từ phút này, cô dâu là người nhà họ Bàn.

Với người Dao Tiền, được làm đám cưới theo đúng phong tục của ông bà để đón dâu về nhà chồng là một hạnh phúc lớn. Nhưng không phải ai cũng có niềm vui ấy vì rất tốn kém.

NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT (Đinh Huyền Trang)

Bàn Thờ của người Dao

Ở Tuyên Quang, đồng bào Dao Quần Chẹt cư trú chủ yếu ở các xã Thanh Phát, Hợp Hoà, Kháng Nhật (huyện Sơn Dương). Phong tục tập quán của đồng bào phong phú, đặc sắc và được gìn giữ. Trong đời sống văn hóa tinh thần, đồng bào Dao Quần Chẹt coi trọng đạo lý, sống nghĩa tình, thể hiện cách ứng xử của mình thông qua các nghi lễ truyền thống như: Nghi lễ trong chu kỳ đời người, được thể hiện qua những tập tục trong sinh đẻ và nuôi dạy con, lễ cấp sắc nghi lễ cưới xin, ma chay. Đặc biệt là các nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, thể hiện qua tục lệ tách tổ, dựng tổ mới.

Giấy dó của người Dao đỏ (Thanh Tấn)

Giấy dó là sản phẩm phổ biến dùng trong nghi thức cúng tế của người Dao đỏ.

Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ ở xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn (Yên Bái) tuy không phát triển thành một làng nghề truyền thống, nhưng đã và đang tồn tại như một minh chứng cho bàn tay tài hoa và những giá trị văn hóa lâu đời.

Đặc trưng văn hóa người Dao ( Minh Trang)

Tục cưới hỏi.
Trước đây, tục tảo hon khá phổ biến ở người Dao, tuổi kết hôn thường dưới tuổi 18. Tục lệ cưới xin bo gồm nhiều nghi lễ phức tạp, mỗi nhóm lại có nghi lễ riêng.
Hôn lễ thường phải trải qua 4 bước:

Ẩm thực của người Dao (Minh Phiếu)

Xôi: Giống như một số tộc người anh em, người Dao cũng thường xuyên đồ xôi để ăn trong những ngày Tết và lễ như: lễ vào nhà mới, lễ cưới hoặc trong những ngày gia đình nhờ anh em giúp cây ruộng, gieo trồng ngô lúa, làm chuồng trại gia súc. Đặc biệt, trong Tết Thanh minh nhiều nhà còn đồ xôi nhiều màu.

Bản người Dao bên thác Mạ Héc ( Giang Lam)

Đám cưới của người Dao đỏ Thôm Táu.

Nắng chan hòa tỏa xuống những mái nhà sàn. Xa xa, thấp thoáng bóng dáng sơn nữ xinh tươi trong váy áo truyền thống khiến khung cảnh ngày mới của bản người Dao thôn Thôm Táu, xã Phù Lưu (Hàm Yên) hiện lên thật nên thơ, trữ tình.
Giai điệu bản Dao

Lễ cấp sắc của người Dao ( Đàm Minh Phượng)

Lễ cấp sắc của người Dao

Tục cấp sắc được xem là buổi lễ quan trọng trong cuộc đời của người Dao, đặc biệt là những người đàn ông Dao. Trong những ngày diễn ra cấp sắc, người thụ lễ không được nói tục, chửi bậy, không được gần gũi phụ nữ.

ĐỘC ĐÁO LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO TIỀN Ở CAO BẰNG (HOÀNG MINH KHUYÊN)

Theo phong tục tập quán của người Dao Tiền ở Cao Bằng, nam giới đã có vợ con phải làm lễ cấp sắc để chứng tỏ người đó đã trưởng thành, có vị thế trong xã hội và cũng nhằm đặt tên âm cho người con trai đó.

Đây là điểm khác biệt của người Dao Tiền ở Cao Bằng với các nhóm người Dao khác là làm lễ cấp sắc cho người con trai từ tuổi vị thành niên trở lên và coi đây là sự trưởng thành đủ điều kiện kết hôn. 

Sắc màu Dao Thanh Y ở vùng Đông Bắc (Hồng Nhung)

Người Dao Thanh Y Quảng Ninh.

 Người Dao ở Quảng Ninh có hai nhánh: Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y, trong đo người Dao Thanh Y chủ yếu cư trú tại Hoành Bồ, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu với các giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một bởi nhiều yếu tố.

Tục lệ đám ma của người Dao áo dài ở Nặm Đăm (Đàm Minh Phiếu)

Người Dao khi qua đời nếu là đàn ông thì con trai phải chăm sóc, cắt tóc, tắm rửa sạch sẽ thay quần áo cho tử tế, lấy đồng tiền xu nhét vào 2 mắt, mồm, tai rồi lấy vải trắng trùm vào. Nếu là đàn bà thì các con dâu cùng con trai chăm sóc, gội đầu tử tế, thay quần áo, đầu lấy khăn đỏ trùm vào rồi lấy vải trắng trùm vào.

Độc đáo đám cưới của người Dao Tuyển ( Hoàng Thị Thắng)

Cô dâu Trương Thị Thắm và phù dâu

Độc đáo đám cưới của người Dao Tuyển
Ngày nay, người Dao Tuyển ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, vẫn còn giữ được những phong tục mang đậm nghi lễ truyền thống như đám cưới, ma chay, lễ cúng ma khô (cúng cho người mất), lễ cấp sắc… Mỗi khi một nhà có lễ thì những ngày đó cả làng, cả bản vui như ngày hội. Chúng tôi đã có may mắn được tham dự một đám cưới của người Dao Tuyển ở xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà. Dù không cầu kỳ về cỗ bàn hay hình thức bên ngoài, nhưng mọi thủ tục vẫn diễn ra theo đúng nghi lễ, từ việc mời cưới cho đến làm cỗ bàn, rước cô dâu…

Một số tranh thờ Đạo Giáo của người Dao (Minh Thắng)

Đặng Nguyên Sư, Quan Nguyên Sư (tranh bên trái), Triệu Nguyên Sư, Mã Nguyên Sư (tranh bên phải), tranh thờ dân tộc thiểu số.
Ảnh: Sách tranh thờ các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2006.   

Tranh thờ Đạo giáo có lịch sử lâu đời và bắt nguồn từ Trung Quốc, tại đây tư tưởng Đạo giáo hình thành, biến đổi theo từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử đất nước và sức lan tỏa rất lớn.

Kiêng kỵ kỳ lạ trong nghi lễ “nhập gia phả” của người Dao (Hải Yến)

Bộ đồ đặc trưng của thầy Tướng trong mỗi đám cấp sắc

  - Người Dao ở Văn Yên (Yên Bái) từ lâu nổi tiếng với tục lệ khá li kỳ nhưng cũng không kém phần tốn kém, ấy là tục lệ làm “lễ cấp sắc” hay còn gọi là Lập Tỉnh. Người con trai từ 10 tuổi trở lên đều bắt buộc phải làm lễ này.

Những phong tục độc đáo của người Dao Đỏ Bắc Kạn (Nông Thị Hằng)

Những phong tục độc đáo của người Dao Đỏ Bắc Kạn
Dân tộc Dao có bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo. Dân tộc Dao trên đ ịa bàn tỉnh Bắc Kạn gồm các nhóm như Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Đỏ… Trong những năm gần đây, đồng bào dân tộc Dao Đỏ trên địa bàn tỉnh ta đã thực hiện cuộc vận động định canh, định cư, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Lễ hội Quỹa Hiéng của người Dao đỏ (Chí Nhân)

Lễ hội Quỹa Hiéng (còn gọi là lễ hội qua năm) của dân tộc Dao đỏ ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang thể hiện ước nguyện hướng về một cuộc sống no đủ, giàu có, bình an của dân làng, cũng như biểu hiện lòng sùng kính tổ tiên và thể hiện nguyện vọng về một cuộc sống thái bình thịnh vượng.

Phong tục cưới hỏi của người dân tộc Dao (Lý Thị Ninh)

Cô dâu, chú rể trong ngày cưới.

Lễ cưới là một nghi thức có từ lâu đời, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Dao. Đây là một nét văn hóa đẹp cần được lưu giữ và bảo tồn. Ngày nay, do có sự giao lưu, tiếp nhận văn hóa giữa các dân tộc với nhau nên lễ cưới của người Dao có nhiều thay đổi, cùng với đó lễ cưới cũng mất đi những nét độc đáo, nhiều nghi thức trong buổi lễ dần mai một theo năm tháng...

Lễ làm chay của người Dao Tuyển (Phan Thị Hằng)


Lễ làm chay cho ma người chết của đồng bào Dao Tuyển ở Bảo Thắng, Lào Cai là lễ đưa ma về quê cha đất tổ. Thuật ngữ làm ma khô cũng chỉ nghi lễ này. Đồng bào ở đây quan niệm làm ma là lúc chôn cất mới chỉ là hình thức đem người chết giam trong 18 tầng địa ngục, để ma người chết không về làm hại con cháu, đồng thời cũng để các ma xấu không làm hại ma.

Nghệ An: Chuyện ít biết về tộc người Tày Poọng ở Tương Dương (Minh Phượng)

Một góc thủ phủ đồng bào Tày Poọng.

Người Tày Poọng ở bản Phồng (thuộc xã Tam Hợp, huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An)
sống biệt lập bởi núi rừng hiểm trở bao quanh và chia cắt. Tuy ít người nhưng xung quanh bản làng người Tày Poọng này có vô vàn câu chuyện ly kỳ từ bao đời, nay còn để lại.
Lay lắt trong rừng sâu

Đặc sắc Tết Tày (Vân Phạm)

Người Tày vui lễ hội Lồng Tồng

Khi những cánh hoa đào, hoa mai hé nở báo hiệu mùa Xuân về cũng là lúc đồng bào các dân tộc khắp dải biên giới phía Bắc đang nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Cũng như các dân tộc anh em khác, đối với người Tày, Tết Nguyên đán là lễ Tết quan trọng nhất trong năm. Mặc dù, giờ đây cuộc sống đã ít nhiều thay đổi nhưng bản sắc văn hóa và hồn cốt dân tộc của đồng bào Tày vẫn được gìn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Những nghi lễ chính trong năm của người Tày, Nùng (Hoàng Thị Khuyên)

Những nghi lễ chính của người Tày

Từ những yếu tố tín ngưỡng trên đã hình thành trong xã hội Tày, Nùng nhiều nghi lễ phong tục. Đó là:
- Tết Nguyên đán (từ 1-3 tháng giêng)
- Tết Thanh minh (3/3 âm lịch)
- Tết Đoan ngọ (5/5)

VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI TÀY XUNG QUANH BẾP LỬA NHÀ SÀN (Dương Thị Lâm)

Dân Tày là tộc người chiếm đa số trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam. Họ cư trú tập trung thành những bản nhỏ ở ven các sườn núi, các thung lũng, hay các cánh đồng màu mỡ. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Từ  bao đời nay, Người Tày sinh sống trên ngôi nhà sàn truyền thống, cùng với trang phục, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán cấu thành bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào, trong đó ngôi nhà sàn đã trở thành niềm tự hào của người Tày và họ đang cố gắng gìn giữ trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay.

Lễ hội đua cá xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, Hà Giang ( Quang Chung)

Cá chép được bắt từ ruộng
Lễ hội đua cá là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Được tổ chức vào dịp tết cơm mới 9/9 âm lịch hàng năm (còn được gọi với cái tên Tết cá). Lễ hội khởi nguồn từ tập quán canh tác lúa nước với tập tục nuôi cá chép ruộng của đồng bào Tày nơi đây. Vào ngày này khi các gia đình bận rộn chuẩn bị cho lễ cúng cơm mới thì những đứa trẻ cũng được bố mẹ cho vui chơi thoải mái. Trò chơi mà chúng yêu thích là đem những con cá chép to đẹp bắt từ ruộng nhà mình ra một đoạn suối xếp đá cuội thành đường đua cá.

Phong tục lễ giải hạn đầu năm của người Tày, Nùng ở Cao Bằng (Khánh Hà)

Thầy pựt làm lễ giải hạn đầu năm.

Đầu năm mới, nhiều gia đình người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng thường mời then, giàng (pựt), tào… (gọi chung là thầy) về nhà hoặc đến nhà thầy làm lễ giải hạn để giảm bớt các rủi ro, vận hạn, bệnh tật, cầu mong an lành cho cả năm.
Đây là một phong tục, hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay, vẫn được bảo tồn, lưu giữ.

Bản nhà lá (Việt Cường)

Một ngôi nhà sàn đặc trưng bằng gỗ của người Tày ở bản Tha với mái lợp bằng lá cọ và có ao thả cá Bỗng. Ảnh: Thông Thiện


Bản Tha và Hạ Thành xã Phương Độ (Tp. Hà Giang) được du khách gọi với cái tên đặc trưng là “Bản nhà lá”. Hai bản nằm liền kề nhau với hơn 200 nếp nhà sàn êm đềm bên con Suối Tiên mát lành, cùng với cuộc sống sinh hoạt dân dã của người Tày bản địa đã tạo nên dấu ấn khó quên khi du khách đặt chân đến khám phá nơi này.

Kỳ bí 'đá thiêng' của người Tày ( Đàm Minh Phiếu)

Bếp lửa không những sử dụng để nấu nướng mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Tày

Ở vùng rẻo cao quanh năm mây phủ của tỉnh Cao Bằng, đồng bào dân tộc Tày đã tồn tại tục lệ thờ “ma bếp lửa” rất độc đáo.
Đối với người dân nơi đây, bếp lửa vừa là chỗ đun nấu vừa hong khô lương thực bảo quản trên bếp mà đến ngày rằm, mùng một âm lịch hàng tháng còn là nơi thắp hương thờ “thần bếp lửa” để xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, làm ăn thuận lợi.

Tiệm cận tín ngưỡng người Tày qua nghi lễ hát Then (Trần Hoàng Tiến)

1. Sơ lược nguồn gốc và tộc danh Tày
Theo số liệu công bố năm 1999, tổng số dân Tày là 1.447.514 người, đứng vị trí thứ hai sau người Kinh, sống tập trung ở vùng Việt Bắc, chủ yếu tại Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn.

Lễ báo hiếu của người Tày ở Cao Bằng (Vũ Diệu Trung)

Các tài liệu khảo cổ ở vùng Nà Goọc (Nguyên Bình), Tôôm Đeng (Hà Quảng), Kẻ Ngoã (Hoà An)... cho thấy người Tày đã cư trú lâu đời tại Cao Bằng, xen kẽ với nhiều dân tộc khác như Nùng, Dao, Mông... ở lòng hồ Nêôgen (nay là lòng máng sông Bằng), lưu vực sông Bắc Vọng, Vi Vọng, sông Quây Sơn, những cánh đồng rộng Cẩu Pung (Hoà An), Đào Ngạn (Hà Quảng) (1)...

Tết Cá người Tày trở thành di sản quốc gia (San Nguyên)

Cuộc đua cá chép là phần nhiều người mong đợi  nhất trong lễ Tết Cá.

(Dân Việt) Người Tày ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, Hà Giang vừa tự hào đón nhận tin vui Tết Cá của dân tộc mình được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Tết Cá đã gắn bó với người Tày ở xã Mậu Duệ từ 300 – 400 năm trước, thường được tổ chức vào ngày 9.9 âm lịch hàng năm.

Tổ chức làng bản của người Tày ở Thái Nguyên (Hoàng Minh Thắng)

Dân tộc Tày đứng thứ 2 trong các dân tộc ở Thái Nguyên và có mặt ở tất cả các xã, phường trên địa bàn tỉnh. Có thể do tổ chức mường của người Tày Thái Nguyên đã bị giải thể từ lâu nên các hình thức tổ chức hành chính như châu, tổng và xã đã được thành lập sớm. Tuy nhiên, đơn vị xã hội cơ sở của người Tày vẫn luôn là bản. Đó là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những định chế riêng.

Đôi nét về tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Tày, Nùng ở huyện Na Rì (Đinh Thị Thuyến)


Huyện Na Rì nằm ở phía đông của tỉnh Bắc Kạn, ở vào vị trí cách biệt sâu trong nội địa, cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Bắc Kạn) 70km, địa hình phức tạp, nhiều núi cao, rừng sâu. Na Rì có 5 thành phần dân tộc chính: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông.

KINH NGHIỆM SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP QUA TỤC NGỮ NGƯỜI DÂN TỘC TÀY (QUANG HÀ)

Bà con dân tộc Tày huyện Lâm Bình tham gia nghi lễ xuống đồng tại Lễ hội Lồng tông năm 2017.

Dân tộc Tày có kho tàng tục ngữ, thành ngữ để khuyên răn, dạy bảo con người. Trong đó, có nhiều câu nói vần vè, giản dị đúc rút kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn như dự báo thời tiết, lựa chọn thời vụ sản xuất, cách thức trồng trọt…

Phong tục văn hóa của dân tộc Tày (Hoàng Mộng Lân)

Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Họ có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng.

Chính xác, trang phục người Tày sử dùng màu chàm/đen (Mai Thúy Hằng)

chinh-xac-trang-phuc-nguoi-tay-su-dung-mau-cham-den
Trang phục của người Tày tương đối đơn giản, sử dụng màu chàm/đen là phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ. Bộ y phục cổ truyền được làm từ vải bông tự dệt, hầu như không thêu thùa, trang trí.

Trang phục truyền thống của người Tày (Hữu Duyệt)

Người Tày cư trú ở vùng miền núi phía Bắc. Từ sau năm 1975, người Tày di cư vào các tỉnh Tây Nguyên khá nhiều, ở Đắk Nông, người Tày định cư nhiều ở các huyện Chư Jút, Krông Nô, Đắk Mil…
Cũng như các dân tộc thiểu số khác, người Tày cũng có trang phục riêng, dù không sặc sỡ như của người Mông, Thái, Mường… nhưng cũng có sự độc đáo riêng biệt.

Từ trang phục dân tộc Tày nghĩ về bản sắc văn hóa Việt (Hồng Hải)

Trang phục dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường nhiều màu rực rỡ vui vẻ. Phải xuất phát từ cái cơ bản, cái gốc mới tạo nên cái mới tuyệt đẹp hấp dẫn. Có rễ sâu cây cổ thụ mới sống lâu và vươn cao kiêu hãnh giữa bầu trời. Đó là khi ta ngắm nhìn các nhà sàn đẹp và những chiếc váy xòe màu sắc trên bản.
Đường dài, vòng vòng qua núi,

Phong tục văn hóa của dân tộc Tày (Hoàng Thị Khuyên)

Hình ảnh Phong tục văn hóa của dân tộc Tày

Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Họ có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng.

Tìm hiểu văn hoá của dân tộc Tày (Đàm Minh Phiếu)

Tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc Tày

Dân tộc Tày có số dân đông thứ 2 chỉ sau người kinh, với các nhóm địa phương gồm có: Pa di, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao đây là một trong số các dân tộc ít người ở Việt Nam. Cùng xem nét văn hóa truyền thống của dân tộc này ra sao nhé:

Pác Nặm: Vải chàm - nét duyên dệt nên trang phục dân tộc (Lan Anh)

Thiếu nữ Sán Chỉ duyên dáng trong tà áo chàm dệt thổ cẩm truyền thống

“Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu
Vợ hay không biết thêu lanh thành tồi”
Là con gái dân tộc ở huyện Pác Nặm, ngay từ khi còn bé đã được bà, được mẹ dạy cho cách trồng bông, dệt vải, thêu lanh, se sợi… Có con gái lớn trong nhà mà không biết khâu áo, may váy thì cũng không dễ lấy được chồng. Tuy nhiên đến nay, không còn nhiều thiếu nữ dân tộc biết trồng bông, dệt vải nữa. Làm sao để gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc? Đó là câu hỏi và cũng chính là nỗi niềm trăn trở của rất nhiều người muốn bảo tồn và phát huy nghề truyền thống quý giá này.

Giản dị trang phục dân tộc Tày ở Hà Giang (Triệu Minh Bắc)

Giản dị trang phục dân tộc Tày ở Hà GiangNói đến nét đẹp văn hóa Hà Giang thì một trong những điều khiến nhiều người ta lưu luyến nhất, có lẽ là hình ảnh những trang phục đầy màu sắc của các dân tộc. Hình ảnh những buổi chợ phiên rực rỡ sắc màu từ trang phục của nhiều dân tộc anh em đổ về luôn luôn để lại ấn tượng đẹp, trong đó phải kể đến trang phục đặc trưng của người Tày.

Giản dị sắc Chàm trong trang phục truyền thống dân tộc Tày (Bùi Kiểm)

Là một trong 54 dân tộc thuộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Tày sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái...Trong quá trình lao động, sản xuất và phát triển, đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình một bản sắc riêng, thông qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, tiếng nói và trang phục…Đặc biệt, trang phục của người Tày thường đơn giản, chủ đạo là sắc chàm.

Trang phục của người Tày Cao Bằng (Lê Chí Thanh)

Trang phục nam, nữ dân tộc Tày.
Dân tộc Tày ở Cao Bằng vốn có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời. Trong văn hóa vật thể, không thể không nói tới trang phục của người Tày. Cũng như nhiều dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc thiểu số ít người, người Tày tự làm ra trang phục đặc trưng, mang bản sắc văn hóa cho riêng mình.

Trình diễn trang phục Tày.(Đàm Thị Lượng)

Người phụ nữ Tày ở hầu khắp các tỉnh Tây Bắc đều rất coi trọng trang phục. Từ khi trở thành một thiếu nữ cho đến khi cao tuổi, bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình luôn đi liền với người phụ nữ. Trang phục truyền thống của phụ nữ Tày được thể hiện từ khăn vấn đầu cho đến yếm trên ngực, vòng đeo cổ và tà áo cũng như váy.

Trang phục người dân tộc Tày (Minh Thắng)

Sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai… đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình một bản sắc riêng. Qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ… đồng bào Tày đã có một kho tàng văn hóa truyền thống. Đặc biệt, trang phục truyền thống từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa cũng như nét đẹp bình dị và độc đáo của dân tộc Tày ở khắp các miền đất.

Độc đáo trang phục dân tộc Tày Hà Giang (Minh Yên)

Trang phục dân tộc Tày có thể được coi là một trong những bộ trang phục đơn giản nhất của 54 dân tộc anh em. Bộ trang phục tuy đơn giản nhưng nó lại mang một ý nghĩa thật đặc biệt.

Trang phục dân tộc Tày cổ Hà Giang được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Không ai rõ nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Tày có từ bao giờ, mà chỉ biết những tấm vải thổ cẩm do chính họ dệt ra từ lâu đã nổi tiếng với những hoa văn đẹp mắt, sặc sỡ, mang đậm sắc thái dân tộc.

Trang phục dân tộc Tày (Hồng Phượng)

Việt Nam, nơi quần tụ sinh sống của 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có những sắc thái riêng, độc đáo. Và một trong những điểm nhấn tạo nên sắc thái riêng của mỗi dân tộc chính là bộ trang phục truyền thống của đồng bào. Bộ trang phục truyền thống của mỗi dân tộc có kiểu dáng, màu sắc và cách trang trí hoa văn khác nhau. Tuy dân số đông, địa bàn phân tán nhưng dân tộc Tày lại là một cộng đồng thuần nhất với một ý thức rõ rệt điều đó thể hiện qua bộ trang phục truyền thống với sắc màu chủ yếu là màu chàm.