DÂN TỘC PU PÉO. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Ngày nay, dân tộc Pu Péo chỉ còn 400 nhân khẩu, thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai. Có truyền thống Thơ ca kể lại những câu chuyện huyền thoại về tục trồng Lúa và Ngô.

NGUỒN GỐC CÂY LÚA, CÂY NGÔ
Trước kia, từ ngày xưa
Ngày xưa, truyện kể rằng:
Người ta ăn củ nâu, củ mài.

THI CA DÂN TỘC XƠ ĐĂNG. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

PIT PUT... CHENG CHOONG
Pit put cất tiếng hót:
- Ta đã rèn cái dao
Ta đã rèn cái rựa!
Chim Poong rất tiếng kêu:
Hô... hô... hê... hê!
Anh đốn cây to

THI CA DÂN TỘC XƠ ĐĂNG. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

BÀI CA THỢ RÈN
[1]
Xụp... xịp.. xụp... xịp...
Giơ cánh tay lên
Thụt ống bễ xuống
Ống bễ ra hơi
Than cời sắt nung
Sắt hồng bên lửa
Anh vừa nhấc sắt

THI CA DÂN TỘC BANA. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

ĐAM SO
[1]
Tôi làm đam so,
Người ta không muốn;
Làm chàng "trai lão",
Họ cũng tránh xa;
Làm cây vừa ra,
May thì bạn chặt;
Làm thử muối rắc,

THI CA DÂN TỘC KHƠME HỘI KÍN VỀ SEN HỒNG NỞ. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Đời xửa đời xưa
Đất nước ta rộng lớn vô chừng,
Có chùa vàng, cá bạc nước Mê Kông,
Có rừng cây cao chạy dài xanh ngắt,
Ruộng đất ta rộng lớn thênh thang
Trời đo không bao giờ hết được,

DÂN TỘC GIÁY CHỐNG ÉP DUYÊN. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Rau cải còn non mẹ vội nhổ
Vì nỗi khổ: mẹ hám canh ngon
Tay còn măng chưa biết cầm đũa,
Mẹ tham tiền đã hứa trước sau;
Chân còn non chưa biết tựa vách,
Mẹ hậm ừ đã thách bánh xôi;
Mẹ tham mâm đầy thịt lợn béo,
Mẹ tham cỗ đầy bánh dầy to;

DÂN TỘC GIÁY. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Bài hát để mừng chủ nhà lao động vất vả nay được có nhà mới to rộng để ở. Tục mừng nhà mới có ở hầu hết các tộc gia đình Giáy.
HÁT MỪNG NHÀ LỚN
Trên trời tạo trên trời
Trên trời tạo nên sao
Mặt đất tạo nên nhà

DÂN TỘC THÁI DÂN NHƯ VỊT, TẠO PHÌA NHƯ QUẠ. * Huỳnh Tâm.

Dân chúng ta như đàn vịt dưới ruộng,
Lũ quạ đen vây liệng bắt ăn.
"Quà quà" kêu bên núi đá, rừng thẳm,
Dù dòng giống nào, quạ đen cũng không hề thương.
Chúng kiếm chác khắp cả thiên hạ,
Không nể mặt người chung giống, chung dòng,
Chỉ biết "quà quà" lượn quanh tìm mồi.
Bao giờ tiệt giống lũ quạ,
Chẳng còn con nào đến đòi chia ăn,
Gia súc mới sinh sôi nẩy nở đầy nhà,
Dân chúng ta mới được mở mắt[1].

DÂN TỘC THÁI. ÚT Ỏ VỀ KINH. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Út Ỏ pay Keo (Út Ỏ về kinh) là thiên ký sự bằng thơ của Út Ỏ, không rõ tên thật là gì? Chỉ biết ông là người Thái bản Púng thuộc xã Chiềng Yên, huyện Mai Sơn (đất Mường Mụa xưa), tỉnh Sơn La, viết về chuyến đi cống nạp ở kinh thành Thăng Long để xin bãi thuế các mỏ vàng. Nguyên tác bằng chữ Thái cổ gồm 501 câu. Ổng Cầm Bao ở Mường Chanh đã dày công sưu tầm và hiệu đính.

DÂN TỘC NÙNG OÁN ÔNG THẦY SO BÁT TỰ. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Hà còn giấu giếm làm chi!
Xin tỏ cùng anh hết nỗi niềm:
Yêu anh tình nặng như non ấy
Chữ sách chi mà lại cấm duyên?
So không đúng sách lấy được không,
Sợ gánh tình chung gãy giữa đường;

DÂN TỘC TÀY NHỮNG BÀI HÁT ĐÁM CƯỚI. [ 3 ] * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

DÂN TỘC TÀY XUỐNG CHỢ LẤY MUỐI.
Chuyện bán muối thật là xao xác
Như tranh quả trên núi rừng xanh.
Người già, người trẻ, Mán, Tày, Nùng, Kinh...
Có người mất cả tiền lẫn thẻ,
Tranh không được, ngước mắt kêu trời.
Nhưng trời nào có thấu!
Chỉ có đổ mồ hôi,

DÂN TỘC TÀY NHỮNG BÀI HÁT ĐÁM CƯỚI. [ 2 ] * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

 II - NHỮNG CA KHÚC SƯU TẦM Ở CAO BẰNG
13 - BÀI HÁT RỬA CHÂN[1] . * Biên Khảo Huỳnh Tâm.
Gió thổi qua đồng ngào ngạt hương đưa dịu dịu
Gió thổi thơm lừng dưới chân thềm đất cao cao
Người ta kéo tới, có việc gì đấy nhỉ!
Áo quần, khăn xếp óng ánh, ao xao...
Hôm nay, ngày cô ấy xuống khỏi nhà để về nhà chồng
Nhìn những khách lạ kia, cứ đoán chủ gia tế kia rồi
Tục rửa chân có từ ngày ấy xa xôi
Tinh khiết rồi, rượu và trà sẽ được dâng hoàn hảo
Trong nghi lễ cưới cheo, phỏng theo gương Tấn - Tần
Muốn được tinh thành, phải có rượu rửa chân
Thứ rượu vào, phải là rượu bà Nghi[2]

DÂN TỘC TÀY NHỮNG BÀI HÁT ĐÁM CƯỚI. [ 1 ] * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Hội hè, đình đám ngày xưa là những dịp để trai gái tỏ tình qua lời thơ; tiếng hát dưới hình thức đối đáp, tung hứng đến si mê. Tập quán ấy diễn ra thật sôi nổi trong các lễ cưới ở những bản Tày tại miền núi Bắc Bộ... Không có anh con trai Tày nào đến tuổi 16-17 mà lại không biết ca hát với con gái
[1]. Và ngược lại, cũng không có cô gái Tày nào vào độ tuổi ấy mà không biết đáp lại người con trai bằng lời thơ, tiếng hát đầy ẩn dụ và chứa chan tình cảm của mình.

Thi Ca Thiền Khải Dân Tộc Mường. [Chương 4] * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Anh Va em hỡi!
Thăm đến, hỏi đến
Hỏi đến đóa hoa chúc của hai anh: không còn ở cao
Đóa hoa đào của hai anh, không còn ăn đủ ở đầy
Đóa hoa chúc của hai anh đã có kẻ nó rào
Đóa hoa đào của hai anh có kẻ nó trông
Cành hoa đào hoa vông đó có người quản
Liệu chừng hai anh còn được đôi thứ hoa ấy!
Chàng Khói, Va:

Thi Ca Thiền Khải Dân Tộc Mường. [Chương 3] * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

GHẸO NHAU BÊN GIẾNG NƯỚC.
Hai tạo chàng Khói, Va:
Thu dọn súng "cắp càng" báng sơn son
Dậy thu dọn nón chín mui càng
Anh đây bước ra sá nhé đôi cô nàng
Anh đây bước chân ra đàng nhé, đôi em gái
Bước chân ra sá thênh thênh
Bước chần ra đàng thênh thang
Nhảng chân đến mỏ nước mát gạo vàng cành cây đa mỏ Biểng
Đến chốn nơi này:

Thi Ca Thiền Khải Dân Tộc Mường. [Chương 2] * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

ÔNG CUN CHƯỚNG LỶ VI THÀNG LẤY NÀNG CHÚA VIỆT
[1].
Bảy mươi năm nghe lời đồn đồn
Bốn mươi năm nghe tiếng đồn rằng:
Ông Cun Rấm
Đã giàu lại mạnh
Có một trăm cái nhà dọc, nhà ngang
Ông Cun Chướng Lỷ Vi Thàng
Cũng giàu và mạnh,
Có hàng trăm cái nhà xếp cột kê
Thiên hạ đã đồn khắp nơi:

Thi Ca Thiền Khải Dân Tộc Mường. [ Chương 1 ] * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

 
VẦN VA
Những bài ca trong tang lễ Dân tộc Mường, còn có mo Vần Va (mo Vườn hoa).
Vần Va còn được dùng trong lúc hát vui. Mỗi khi hát hoặc kể, đều có mục đích nhất định. Ở đám ma, người ta hát một lèo chứ không kể.
Vần Va là tác phẩm dựa trên một thần thoại Thiền Khải Mường, về sáng tác có nhiều giai điệu khác nhau. Mỗi truyện tuy đều phải dựa trên một công thức (môtip) thần thoại và giữ lại một vài tên nhân vật, nhưng mức độ sáng tạo, và cách sáng tạo thì rất khác nhau.

DÂN TỘC MƯỜNG ÚT LÓT-HỒ LIÊU. [Chương 2]. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Còn đất chợ, vào hàng nghỉ tạm
Hết đất trạm, dựng lán dựng lều
Ban sớm, hai người cùng chung trầu cau đùm một túi thêu
Ban chiều, chung một nồi cơm ống nước
Vui chân quên dốc ngược
Vui bước quên dốc xuôi
Đã tới nơi năm xưa trồng khuên trồng trẩy
Vắt vẻo cây khuên đã được ăn trái

DÂN TỘC MƯỜNG ÚT LÓT-HỒ LIÊU. [Chương 1]. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Truyện thơ, thương tiếc của người Mường, thể hiện qua hai nhân vật Út Lót, Hồ Liêu gặp nhau trên đường thay cha về kinh yết kiến vua Kẻ Chợ. Út Lót là con gái, cải trang nam. Trên đường đi, về và những năm tháng lưu lại kinh đô, họ quen nhau vì nết, trọng nhau vì tài. Khi họ trở về gần đến nhà thì Út Lót cho Hồ Liêu biết mình là con gái. Và rất chủ động, Út Lót đặt vấn đề yêu đương. Hai người thề thốt.

DÂN TỘC MƯỜNG TRÁNG ĐỒNG. * Huỳnh Tâm.

Tráng Đồng vốn là người nghèo khổ. Chàng ước được biến thành giống: có da đồng, lông sắt, bay bổng lên bầu trời. Lời cầu nguyện thành sự thật. Nhưng nhờ phép thuật đó, Tráng Đồng đi làm hại con người.
Một hôm, thấy nàng Mại Lọ tóc dài, gội đầu bên bờ suối, Tráng Đồng sà xuống bắt về, ép làm vợ.

Dân Ca Ê Đê. * BK/Huỳnh Tâm.

Truyền thống Dân ca Dao của Dân tộc Ê Đê có nh
ững đặc thù d ân gian, và có những tên gọi: Anăk Ê Ðê. Các tên gọi khác: Ra Ðê (hay Rhađê), Ê Đê Êgar, Ðê. Các nhóm địa Phương: Kpă, Adham, Krung, Mđhur, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing, Ktlê, Êpan. Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo). Ngôn ngữ Ê Đê được ký âm bằng chữ Latinh.

Trống H’gơr Trong Đời Sống Dân Tộc Ê Đê. * BK/Huỳnh Tâm.

Ở Tây Nguyên, nhạc cụ dân gian luôn gắn bó với cuộc sống lao động, sinh hoạt văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc bản địa. Ðó không chỉ là những công cụ đuổi chim, thú rẫy mà còn là những nhạc cụ giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc, nhạc cụ gắn với nghi lễ, tín ngưỡng riêng. Và trống h’gơr là một loại nhạc cụ như thế.

Lễ Bỏ Mả Của Người Gia Rai: Tôn Vinh Giá Trị Gia Đình và Cộng Đồng. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Lễ bỏ mả (pơ thi) là nghi lễ quan trọng của đồng bào Gia Rai để giải phóng cho người sống khỏi mọi ràng buộc với người chết. Sau nghi lễ này, người chết sẽ thực sự về với xứ sở của các thần.
Từ tờ mờ sáng, già làng Ak (75 tuổi) và các thanh niên trai tráng người Gia Rai (tỉnh Gia Lai) đã đi lấy nước mát để chuẩn bị đổ vào vò rượu cần, nổi lửa làm thịt lợn, nướng gà, chuẩn bị đồ cúng cho lễ Pơ thi (bỏ mả), một lễ hội quan trọng trong cộng đồng người Gia Rai.

Đôi điều Mẹ Dặn Đừng Yêu Người Sơn La . * Huỳnh Tâm.

Đôi điều Mẹ Dặn Đừng Yêu Người Sơn La, bởi nơi này họ chẳng giống như con suy nghĩ đâu….
1. Bởi con sẽ bị đưa tới Sơn La, một trong những vùng đất rộng lớn với những vẻ đẹp tiềm ẩn đáng khám phá nhất đất nước Việt Nam mình Con ạ.
2. Bởi con có biết Sơn La có nghĩa là gì không? Sơn có nghĩa là núi, còn La mang nghĩa "lưới" "điệp trùng". Sơn La có nghĩa là vùng đất của trùng điệp núi non, sơn cảnh kỳ thú.

Dinh thự Vua Mèo Vương Chính Đức * Huỳnh Tâm & Trân Văn


Chuyện quốc hữu hóa Dinh "Vua Mèo" không chỉ đáng quan tâm vì lối hành xử xảo trá của hệ thống công quyền Việt Nam. Đó là con đường ngắn nhất để đẩy khu vực rừng núi phía Bắc – tiếp giáp với Trung Quốc đến chỗ bất ổn. Khó có thể tìm ra cách nào nối giáo cho giặc khéo hơn.

Cùng với sự đa dạng về văn hóa, đặc thù về tôn giáo (Huỳnh Tâm)

Chức sắc Chăm trong lễ hội Kate.

Dân tộc Chăm có nhiều nét khác biệt hấp dẫn, thu hút du khách xa gần với các lễ nghi tín ngưỡng và phong cách ăn mặc trong đó có trang phục truyền thống.
Người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận theo hai tôn giáo chính là Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng Bà La Môn giáo), và Chăm Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo).

Nét đẹp trang phục của người Chăm (Huỳnh Tâm)

Không rực rỡ như các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc, trang phục phụ nữ Chăm thể hiện nét duyên độc đáo, vừa kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Khi những tiếng ve bắt đầu ngân vang báo hiệu mùa hè đang đến thì người Chăm chuẩn bị đón chào năm mới theo lịch Chăm. Lễ hội Rija Nagar được diễn ra trước tiên với những nghi thức cúng tế và múa rất đặc sắc. Khi những sắc vàng của lá mùa thu trải dài thì đoàn người Chăm hành hương tảo mộ với lễ hội Ramawan. Sau đó, người Chăm lại tạm biệt mùa thu bằng lễ hội Kate độc đáo…

Nghệ sĩ miền tháp nắng (Huỳnh Tâm)

Trống ghinăng là loại nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp lễ hội của người Chăm

Giờ đây, khi đã cận kề tuổi “cổ lai hy”, đôi tay tài hoa của ông đã tạo nên hàng trăm trống ghinăng, paranưng, kèn saranai - những loại nhạc cụ được ví như thần hồn của bà con người Chăm nơi miền tháp nắng Ninh Thuận
Người “nghệ sĩ… chân quê” tài hoa ấy có tên gọi khá ấn tượng: Thiên Sanh Thềm (Thềm theo tiếng Chăm có nghĩa là sự vững chãi). Với bà con người Chăm ở palei Hamu Tanran Panduranga này (tức thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận), ông Thềm được ví như… bảo vật.

Trang Phục Phụ Nữ Dân Tộc Pa Dí. * Huỳnh Tâm.

Trang phục của người phụ nữ dân tộc Pa Dí có những vẻ đẹp độc đáo, những nét riêng không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào.
Dân tộc Pa Dí có trên 2.000 nhân khẩu, với nhiều tên gọi khác nhau như Pa Dí, Tày đen. Người Nùng gọi người Pa Dí là Phù Táng, Phù Tay, Tẳng, Tày đăm...

Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Pa Dí. * Huỳnh Tâm.

Dân tộc Pa Dí sinh cư tại thôn Chúng Chải, huyện Mường Khương, ước vọng gìn giữ Văn hóa cho những thế hệ mai sau. Theo nhà thơ Pờ Sảo Mìn, miêu tả một dân tộc cần sinh tồn, thể hiện qua bài thơ đã phổ thành nhạc:
"Dân Tộc của tôi chỉ có hai ngàn người
Như cái cây hai ngàn chiếc lá…"

Gìn giữ kỹ thuật chế biến rượu cần độc đáo của dân tộc S'Tiêng. * Huỳnh Tâm.

Cách phối trộn độc đáo giữa các men lá với nguyên liệu như lúa, gạo của dân tộc S'Tiêng tạo ra sản phẩm rượu cần mang sự khác biệt về hương vị, độ đậm đà, chất lượng.
Sản phẩm rượu cần của dân tộc S’Tiêng tại sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước:

Rượu Cần Nét Văn Hóa Của Người Jrai, Tây Nguyên. * Huỳnh Tâm.

Gia Lai
 - Hàng năm, cứ đến dịp Tết đến xuân về, người đồng bào Jrai ở tỉnh Gia Lai lại lên rừng hái lá cây về nấu rượu cần - một đặc sản mang hương vị núi rừng Tây Nguyên từ nghìn đời nay.
Làng đồng bào người Jrai ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai là cái nôi của văn hóa làm rượu cần truyền thống. Khi cây rừng bị lâm tặc triệt hạ, rừng càng lùi xa với bản làng thì việc tìm các loại lá cây làm nên hương men rượu cần khó khăn hơn, nhưng người dân vẫn chịu khó mang gùi đi kiếm tìm.

Giá trị của ché trong đời sống người Ê đê. * Huỳnh Tâm.

Đối với nhiều người Êđê, ché không đơn thuần chỉ là vật dụng, mà còn mang tính thiêng, là phương tiện giao lưu, gắn kết cộng đồng, dòng tộc.
Êđê là dân tộc ít người sinh sống miền Trung Tây Nguyên có vốn văn hóa truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển của nền văn minh nương rẫy.

Về Thăm Xã Lát Lạc Dương. * Huỳnh Tâm.

Lat Village
Nằm dưới chân đỉnh Lang Biang hùng vĩ, xã Lát thuộc huyện Lạc Dương, nơi người dân tộc Lạch – những cư dân đầu tiên của thành phố cao nguyên xinh đẹp Đà Lạt – Sinh sống là nơi để bạn dừng chân, tìm hiểu nhiều điều thú vị về con người và nếp sinh hoạt văn hóa ở đây. Thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Lâm đồng. Đó là khu vực dưới chân đỉnh Lanbiang, một trong 3 ngọn núi cao nhất của cao nguyên Lâm Viên. Đây là một trong những bản làng của đồng bào dân tộc tây Nguyên còn giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống.

Tục Cưới Hỏi Của Dân Tộc Pa Dí ở Lào Cai. * Huỳnh Tâm.

Ngựa thồ lễ vật giao cho nhà gái (Ảnh: Nguyễn Ngọc Thanh)

Người dân tộc Pa Dí cư trú tập trung chủ yếu ở huyện Mường Khương, Lào Cai. Họ còn lưu giữ được nhiều tập quán xã hội, trong đó phải kể đến tục lệ cưới hỏi. Đám cưới của người Pa Dí trải qua nhiều bước, trong đó có lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt.

Sử Thi Khan Đam San của dân tộc Ê-Đê, Tây Nguyên. * Huỳnh Tâm sưu tầm

Sử thi chàng Đam San
 (còn gọi là Đăm Săn hay Đăm San) hay Bài ca chàng Đam San là một trường ca sử thi của dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên, tên tiếng Ê-đê gọi là Klei khan y Đam San, dài 2077 câu.
Tác phẩm được nhiều người sưu tầm, những lời kể có khác nhau, tuy nhiên cốt truyện tương đối giống nhau. Sử thi đã được in thành sách và tái bản nhiều lần. Một trong những bản được sử dụng nhiều nhất do công sứ Leopold Sabachier người Pháp sưu tầm, ghi âm, dịch sang tiếng Pháp và công bố năm 1933. Sau đó được Đào Tử Chí dịch sang tiếng Việt Nam. 

Nền Tảng Văn Hóa Tây Nguyên . * Huỳnh Tâm.

Những tác phẩm sử thi tiêu biểu.
Ngoài dân tộc Ê Đê, một số dân tộc khác ở Tây Nguyên cũng có loại hình tự sự trường thiên, người M’nông gọi là Ot Ndrông, người Bahnar gọi là Hơmon, người Jrai gọi là Hơri, người Mạ gọi là Nôtông, người Raglai gọi là Akhat Daluka. Đó là loại hình sử thi, trường ca - một loại hình sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người Tây Nguyên. Các nhà nghiên cứu phân chia thành hai dạng:

Sử Thi Đẻ Đất Đẻ Nước. * Biên khảo Huỳnh Tâm.

Núi Cột Cờ Mường Bi.

Sử thi "Đẻ đất đẻ nước" Sử thi dân tộc Mường có gần 6.000 câu, dày 2.000 trang.
Sử thi "Đẻ đất, đẻ nước", một tác phẩm văn học giữ vai trò tiêu biểu của dận tộc Mường. Một áng văn sử thi diễn xướng, nghi lại công thức tổ chức tang ma dân tộc Mường.

Lễ Cúng Rừng Của Dân Tộc Thu Lao Ở Lào Cai. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Với người Thu Lao, lễ cúng rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng. Đây cũng là nghi lễ lớn nhất trong năm của người Thu Lao được tổ chức hằng năm vào dịp tháng hai và tháng sáu âm lịch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, các gia đình trong làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Phong Tục Cưới Của Người Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Lễ cưới của người Thu Lao trải qua nhiều nghi lễ khác nhau, như lễ dạm gõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới chính thức và lễ lại mặt…
Người Thu Lao là một trong những dân tộc ít người, chỉ có ở Lào Cai, họ sống tập trung ở khu vực thượng nguồn sông Chảy thuộc các thôn La Hờ, Lũng Thắng, La Măng, Thải Giàng Sáng (xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương); thôn Sán Chá (xã Thào Chư Phìn), thôn Tả Chải (xã Nàn Sán), thôn Khuốn Pống (xã Bản Mế thuộc huyện Si Ma Cai).

Điệu Khúc Kháo Của Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Đến xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, hỏi nhà ông Vàng Sín Phìn ai cũng biết. Không chỉ có uy tín trong thôn, bản, ông Phìn cò
n là nghệ nhân ưu tú của dân tộc Thu Lao vì đã có công sưu tầm nhạc cụ, dân ca, trường ca của dân tộc mình rồi truyền dạy cho người dân địa phương.

Thổ Cẩm Của Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Với những gam màu rực rỡ, hoa văn và các tua rua trang trí cầu kỳ, những đôi giày thổ cẩm rất độc đáo của người Thu Lao như một nét văn hóa đặc sắc cần được gìn giữ. Giày thổ cẩm là sản phẩm đặc trưng mà phụ nữ Thu Lao ở vùng cao tỉnh Lào Cai có thể phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.

Độc Đáo Trang Phục Truyền Thống Của Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Trang phục là một thành tố quan trọng của văn hóa tộc người.
Trang phục của người Thu Lao tồn tại và phát triển chủ yếu với nền kinh tế lúa nương, vì vậy các họa tiết trên trang phục phản ánh rõ nét việc chinh phục và sử dụng thành thạo một số loại thực vật làm nguyên liệu, công cụ sản xuất, cũng như thuốc nhuộm…

Văn Hóa Của Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Âm nhạc, dân ca, dân vũ là tài sản quý báu, mang sắc thái riêng, gắn liền với đời sống tinh thần của mỗi dân tộc. Với người Thu Lao ở Nàn Sán, huyện Si Ma Cai, những điệu hát, điệu Kháo đã ăn sâu vào máu thịt, được gìn giữ và phát huy, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn Lào Cai.
Bảo tồn trang phục truyền thống của người Thu Lao
Tiếng đàn, điệu Kháo luôn được người Thu Lao gìn giữ và phát huy.

Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

1. Tên gọi:
Người Thu Lao thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Trong nội bộ dân tộc họ thường giao tiếp bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, khi giao tiếp với các thành phần dân tộc khác họ dùng tiếng Quan Hỏa. Ngoài tên gọi Thu Lao đã trở thành tên gọi chính thức, họ còn có tên tự gọi là "Đày".

Đồng Bào Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Trang phục truyền thống của người Thu Lao chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, tinh thần, không đơn thuần là chỉ sử dụng bộ quần áo đó để mặc.
Ở Si Ma Cai (Lào Cai), trang phục truyền thống của người Thu Lao vẫn được người dân lưu truyền và phát triển đến nay. Với những nét họa tiết văn hóa đặc sắc, được các bà các chị khắc họa và trang trí công phu trên từng đường kim, mũi chỉ. Những họa tiết gắn cầu kỳ ấy gắn liền với những hình của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Trên trang phục phản ánh rõ nét những họa tiết, được thêu thủ công tái hiện lại những cảnh vật thiên nhiên, công cụ sản xuất.

Những Nét Văn Hóa Thổ Cẩm Của Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Với những gam màu rực rỡ, hoa văn và các tua rua trang trí cầu kỳ, những đôi giày thổ cẩm rất độc đáo của người Thu Lao như một nét văn hóa đặc sắc cần được gìn giữ. Giày thổ cẩm là sản phẩm đặc trưng mà phụ nữ Thu Lao ở vùng cao tỉnh Lào Cai có thể phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.

SỬ THI ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC DÂN TỘC MƯỜNG. [1] * Biên tập Huỳnh Tâm & Nguyễn Văn An.

Thuở xa xưa, khi đất còn pạc lạc, hồng hoan, xơ xác, rời rạc. Nước còn bùng nhùng, pời lời, Trời còn mung lung puổng luổng, bỗng "mưa dầm mưa dãi", nước ngập bao la núi đồi, 50 ngày nước mới rút, tự nhiên mọc lên một cây xanh có 90 cành, có một cành chọc trời, biến thành ông Thu Tha, bà Thu Thiên. Hai thần truyền lệnh làm ra đất, trời và muôn vật.
Nhưng sau đó, trời nắng dữ dội 12 năm liền làm cho xơ xác. Thần Pồng Pêu ao ước có một trận mưa lớn.

SỬ THI ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC DÂN TỘC MƯỜNG. [2] * Biên tập Huỳnh Tâm & Nguyễn Văn An.

 XIII
TÌM CƠM, TÌM LÚA
 
Lang chưa có cơm để ăn no
Chưa có lúa để làm sang
Nhà Lang phải gọi mụ Dạ Dần
Cầm choòng đi đào củ mài
Cho nhà Lang đủ ăn
Làm nên bàn nên bữa.
*   *   *

SỬ THI ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC DÂN TỘC MƯỜNG [3] * Biên tập Huỳnh Tâm & Nguyễn Văn An.

XV
LANG CUN CẦN LẤY VỢ
 
Chưa có vợ nằm nhà
Chưa có bà sắm cơm, trộn rượu
Chưa có người tiếp khách trong binh trong mường
Lang Cun Cần ra nằm ấp cửa sổ chái
Mắt trông ra ruộng
Ngó xuống bến nước
Thấy nàng Vạ Hai Chiếng[1]
Đứng dựa bờ giếng gội đầu