Thứ quả được nhiều người ưa thích, mỗi năm
chỉ có đúng dịp vào mùa thu nên khi thu hoạch chỉ có thể dùng sào đập cho quả rụng
chứ không trèo lên chặt cành, người trồng luôn bảo vệ cây của mình vì họ cho rằng
nếu không trân trọng thì mùa sau cây không còn cho quả.
Để có món xôi
ngon phải khéo chọn trám đen loại nếp vì nó ngọt bùi, thịt mềm và nạc, còn trám
tẻ thịt chắc giòn không hấp dẫn bằng. Trám đen trước khi ăn phải om cho mềm. Nước
om trám đun vừa tới độ sủi tăm, cho trám vào và đậy vung kín. Trám sau khi om
chín có độ mềm nhưng không vỡ nát, dùng dao nhỏ có thể dễ dàng tách khỏi hạt,
tán nhuyễn, trộn đều với gạo nếp đã đãi sạch rồi đồ chín. Vị chua dịu của
trám quyện trong hương nếp nương mới thơm dẻo càng làm tăng thêm vị đậm đà, béo
ngậy của thứ quả vùng núi cao.
Ngày rằm, sửa
soạn cho mâm cỗ có đủ chuối, na, bưởi hồng và bữa cơm có những món cả nhà ưa
thích để đón trăng. Khi trăng nhô lên khỏi đỉnh núi, cả nhà quây quần bên mâm
cơm đặt trên sàn, có cá chép nướng, có canh măng, lại thêm chõ xôi trám đen
nóng hổi để bên cạnh thì không còn gì hấp dẫn hơn được.
Quả trám đen
Trám đen ngoài
nấu xôi còn dùng để rang với thịt. Sau khi om chín và tách vỏ, ướp trám với muối
rồi đem phơi dưới nắng, cất kỹ trong lá chuối khô. Thi thoảng lấy ra rang cùng
thịt ba chỉ, vị cay cay của tiêu, thơm bùi của trám và sự béo ngậy của thịt kết
hợp thành món ăn đặc sản, mang hương vị riêng biệt không dễ cưỡng lại được.
Giữa cái lạnh của
rừng núi, nơi mùa đông lạnh buốt, đỏ cả mười đầu ngón tay để được sưởi ấm bên bếp
lửa và nhấm nháp món xôi trám đen rất tuyệt vời
Huỳnh Tâm (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét