Lễ hội xây cột đâm trâu của
người Bana – Chăm ở Phú Yên có nhiều điểm khác với lễ xây cột đâm trâu của các
dân tộc vùng cao Tây Nguyên. Nhưng có lẽ đều giống nhau ở phần thiêng liêng nhất
Lễ hội xây cột đâm trâu rất
tốn kém, nhưng được lòng Giàng, được lòng các thần và lại có tiếng khen truyền
tụng xa – gần… vì vậy cả làng cùng ra sức chuẩn bị thật đầy đủ, chu tất. Ba Na
– Chăm? Hay Chăm – Ba Na? Hay là Chăm? Ba Na?…
Chỉ biết rằng chiến tranh và mưu
cầu cuộc sống đã đẩy hai tộc người vốn khác xa nhau về ngôn ngữ, tín ngưỡng, tập
tục… đến gần nhau, hoà vào nhau để sống. Lễ hội xây cột đâm trâu là
lễ hội lớn nhất của đồng bào Ba Na – Chăm sống ở phía Đông dãy Trường Sơn. Trước ngày tổ chức Lễ hội xây cột đâm trâu khoảng
bốn năm mùa trăng, già làng chọn địa điểm xây cột rồi trồng xuống một cây gòn
(plang) hoặc là cây cốc (long ch’muôn) làm cột chính. Đến khi cây đâm chồi,
đúng ngày lành tháng tốt dân làng dựng nêu, xây cột xung quanh. Xong lễ, hạ nêu
nhưng cây cột tươi xanh ấy sẽ thành cổ thụ tỏa bóng sum suê che chắn cho buôn
làng.
Dân làng quan niệm Lễ hội xây cột đâm trâu phải
dọn đường thật kỹ, đón rước thật cẩn trọng, uy nghi thì Giàng, ông bà tổ tiên
và thần linh… mới vui lòng chứng giám. Công phu nhất vẫn là việc chuẩn bị cột,
dựng nêu. Bốn cây cột chân nêu làm bằng gỗ bút trắng tinh được những bàn tay
khéo léo chạm khắc hoa văn rồi tô màu bằng nhựa cây dưng nấu với nước than rừng
đen ánh. Giàn nêu làm bằng cây lồ ô càng đẹp, càng rực rỡ thì lễ hội càng tưng
bừng, việc cầu cúng càng linh hiển.
Bàn thờ đón Giàng thiết trên đỉnh cột chính được bọc vải điều
rất cung kính, xung quanh là những bức tranh đan bằng lồ ô nhuộm đủ sắc màu và
những tua, những dải, những đồ vật…
Thanh Giang (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét