Hàng năm, đồng bào Pu Péo đều tổ chức Lễ cúng Thần rừng,
cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi, được mùa…
Đối với đồng bào dân tộc Pu
Péo, rừng không chỉ gắn liền với đời sống vật chất mà còn gắn liền với đời sống
tinh thần, tâm linh. Chính vì vậy hàng năm, đồng bào Pu Péo đều tổ chức Lễ cúng
Thần rừng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi, được
mùa…
Lễ cúng thần Rừng của đồng
bào dân tộc Pu Péo là lễ hội có từ lâu đời, tồn tại và phát triển cùng với nhiều
thế hệ người Pu Péo. Lễ hội cũng là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, gắn
với đời sống của đồng bào. Theo quan niệm từ xã xưa, thế giới tâm linh của đồng
bào Pu Péo có các vị thần như: Thần suối, thần sông, thần núi, thần rừng... bởi
vậy, đồng bào Pu Péo tổ chức các lễ cũng, lễ hội để cảm tạ các vị thần đã che
chở cho họ trong cuộc sống.
Ở nơi có đồng bào Pu Péo
sinh sống, rừng thường được bảo vệ rất tốt bởi với đồng bào việc bảo vệ rừng sẽ
có nước làm ruộng, có gỗ làm nhà: “Dân tộc Pu Péo không xây dựng đình, chùa, miếu
như người Kinh hay các dân tộc khác nên họ quan niệm các vị Thần sẽ cứu giúp họ
trong ốm đau, bệnh tật, chiến tranh. Tục thờ Thần rừng để phù hộ dân làng khỏe
mạnh, làm ăn tốt, phát đạt, mùa màng tươi tốt, thú dữ không vào quấy rối và đặc
biệt là giữ rừng. Đặc biệt ở thôn có đồng bào Pu Péo sinh sống, rừng luôn được
giữ gìn, không bao giờ chặt cây và giữ được những khu rừng nguyên sinh”.
Lễ hội cúng Thần rừng được tổ
chức vào ngày 6/6 âm lịch vì đồng bào cho rằng đó là ngày sạch nhất trong năm,
trời đất đều linh thiêng. Lễ cúng được mọi người chuẩn bị chu đáo và mỗi gia
đình sẽ đều có lễ vật của mình.
Đến ngày làm lễ, mỗi nhà sẽ
cử một người mang lễ vật tới nơi làm lễ cúng. Thầy cúng là một người có uy tín,
được người dân nể trọng. Trước khi tiến hành nghi thức, đồ lễ được bày biện
trên lá chuối rừng, bàn thờ được dựng bằng cây trúc màu xanh, cao gần hai mét,
quay mặt về phía đỉnh núi cao.
Lễ cúng được tiến hành qua 4
bước. Các lễ vật dâng lên thần Rừng gồm một con dê và hai con gà, 20 miếng cơm
nếp được cắt thành miếng nhỏ bày ở hai nơi. Một phần được bày trên bàn cúng, một
phần đặt dưới. Tiếp đó, đồng bào sẽ mang thịt các con vật cúng lần hai và bước
thứ ba là nấu chín để tiếp tục dâng lên thần rừng.
Những lời cầu khấn trong suốt
lễ cúng Thần rừng đều thể hiện sự thành kính của đồng bào với thần Rừng, thần
Trời, thần Đất, thần Nước và mời họ về chứng kiến lễ cúng và phù hộ cho con người
khoẻ mạnh, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi; cầu cho rừng ngày một xanh tốt
để chở che con người. Bà con trong thôn xin thề trước thần Rừng, sẽ giữ gìn rừng
thật tốt, ai săn bắn, chặt cây trong rừng thì sẽ bị thần Rừng trừng phạt.
Cúng xong, già làng và dân bản
tới chỗ cây cổ thụ cao và to nhất khu rừng để thắp hương và báo cáo với Thần rừng
là buổi lễ đã hoàn tất. Sau đó thầy cúng xin thần rừng một ít cây non để bà con
dân tộc Pu Péo trồng vào những khoảng đồi còn trống. Sau phần lễ buổi sáng, thì
đến phần hội với những trò chơi dân gian, điều này cho thế hệ trẻ học được
nhưng di sản văn hóa mà ông cha để lại”.
Lễ cũng thường diễn ra trong
một ngày, với không khí vui tươi, đoàn kết của các dân tộc trong xã. Ngoài ra,
còn có chương trình múa hát các làn điệu dân ca, hát đối đáp, giao duyên được
các nghệ nhân dân gian của xã trình bày, thể hiện được cuộc sống hằng ngày của
bà con dân tộc Pu Péo.
Huy Sơn (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét