Mỗi dân tộc ở Yên Bái đều có các thể loại dân ca đậm sắc
thái tộc người. Nếu dân tộc Thái có "Xống chụ xôn xao" (Tiễn dặn người
yêu), dân tộc Tày có "Khảm hải" (Vượt biển) thì dân tộc Mông có
"Gầu va nhéng" (Tiếng hát làm dâu), một khúc ca bi tráng nói về thân
phận làm vợ nhà người dưới thời phong kiến. "Gầu va nhéng", nghĩa phổ
thông là "Tiếng hát làm dâu". Đây là một trong 5 thể loại thuộc
"Hu gầu" mà người Mông thường gọi là "Tiếng hát Mông".
"Gầu va nhéng" là từ chỉ chung cho thể loại,
chúng có gần 20 bài với những nội dung, lời ca, làn điệu khác nhau, song tất cả
đều là lời khóc than, oán trách cuộc đời, số phận khốn khổ của người phụ nữ. Có
thể thấy những điều này qua các bài: "Chỉ tâu xỉ dua" (Không lấy được
nhau); "Cúa nả chí" (Khóc bố mẹ) "Cầu mung kế cầu, cầu mung kế
cú" (Đôi đường) hay "Làm dâu nhà người", "Ý tả chí phổng
cao" (Không gặp mày nữa...).
Tất cả các bài trong "Gầu va nhéng"
chỉ duy nhất có một bài đặc sắc, vượt trội, thậm chí điển hình (có thể sánh
ngang với "Xống chụ xôn xao", "Tản chụ xống sương").
Đấy chính là bài "Tiếng hát làm dâu" mà chúng tôi giới thiệu
dưới đây.
"Tiếng hát làm dâu" là một trường ca, cấu
trúc thành chương, đoạn khá rõ. Mỗi chương, đoạn một nội dung, một sự việc, một
lối nghĩ. Xâu chuỗi các chương, đoạn là một câu chuyện bi ai về kiếp làm dâu của
người phụ nữ xưa. Lối diễn tả bằng lời hát độc đáo, đi vào cõi lòng con người
mà được cộng đồng người Mông tiếp nhận, lưu truyền, được các nhà nghiên cứu
Folklore biết đến.
Chương 1, cô gái Mông ngỡ ngàng:
..."Nàng đang ở nhà, nàng
không biết
Nhà trai sang ô, dù la liệt
Ô, dù ngoắc cột nhà
Thế là nàng thành vợ, nàng làm dâu..."
Nhà trai sang ô, dù la liệt
Ô, dù ngoắc cột nhà
Thế là nàng thành vợ, nàng làm dâu..."
Đoạn 2 chương này kêu than luôn:
..."Như trâu nặng nề đeo
ách
Như trâu mang buộc cọc tre
Kéo cày từ sáng đến trưa
Phận làm dâu chẳng có ngày nghỉ...".
Như trâu mang buộc cọc tre
Kéo cày từ sáng đến trưa
Phận làm dâu chẳng có ngày nghỉ...".
Cũng giống trong "Xống chụ
xôn xao", người con gái ở đây phản ứng thói tham lam tiền bạc của mẹ
cha mà nỡ ép uổng, gả bán mình cho nhà người ta làm vợ:
..."Giận mẹ cha đem lòng
tham bạc
Nỡ đem nàng đi gả bán
Chín bạc sừng cùng bạc nén
Để thân nàng thành dâu như kiếp ngựa trâu..."
Nỡ đem nàng đi gả bán
Chín bạc sừng cùng bạc nén
Để thân nàng thành dâu như kiếp ngựa trâu..."
Biết vậy nhưng cha mẹ vẫn khăng
khăng:
"...Đã nhận tiền của họ
Mày không đi, cha xả thịt mày"
Mày không đi, cha xả thịt mày"
Rồi:
"...Tiếng roi đồng vun
vút
Đuổi con đi để được bạc tiền...".
Đuổi con đi để được bạc tiền...".
Nàng chỉ còn biết:
..."Mẹ sinh con phận làm
gái
Phải lão mối lái buộc duyên
Mẹ ơi con đã biết gì
Cánh chim thơ dại xua về làm dâu...".
Phải lão mối lái buộc duyên
Mẹ ơi con đã biết gì
Cánh chim thơ dại xua về làm dâu...".
Chương 2, từng đoạn một, tiếp tục
tố cáo cảnh làm dâu xứ người:
..."Suối sâu cõng được
thùng nước sạch
Mẹ chồng chê nước đục mắng em"
Mẹ chồng chê nước đục mắng em"
Thậm chí:
..."Nấu cơm chẳng được nếm
Mẹ chồng chửi: em liếm 3 muôi..."
Mẹ chồng chửi: em liếm 3 muôi..."
Rồi cảnh:
"...Phải chồng hèn em nhục
biết bao
Ba trăm roi bật máu
Gậy họ phang, họ đập"...
Ba trăm roi bật máu
Gậy họ phang, họ đập"...
Bị hành hạ, đôi khi người vợ phản
kháng:
"...Anh không lấy tôi thì
thôi
Tôi gọi người nhà, tôi về..."
Tôi gọi người nhà, tôi về..."
Hoặc chống đối thói độc ác của mẹ
chồng:
"...Bà không ưa tôi hãy gọi
họ
Họ nhà tôi tới, tôi theo chân họ về
Lúc ấy tôi sẽ vỗ tay
Vui như người đi làm ăn xa...".
Họ nhà tôi tới, tôi theo chân họ về
Lúc ấy tôi sẽ vỗ tay
Vui như người đi làm ăn xa...".
Nói thì nói vậy, đã là sự gả bán
thì thoát sao nổi. Cuộc đời làm dâu như thế, hỏi sống làm gì?
"...Lá ngón đây thà chết
cho xong
Đắng cay, hơi thở cuối cùng...".
Đắng cay, hơi thở cuối cùng...".
Cô gái làm dâu không còn nữa:
"...Em yêu, chết không
còn nữa
Hồn em, hờn căm khạc nhổ xuống trần
Không còn nước mắt, con đường khóc
Kiếp làm dâu xưa, ôi tù tại gia..."
Hồn em, hờn căm khạc nhổ xuống trần
Không còn nước mắt, con đường khóc
Kiếp làm dâu xưa, ôi tù tại gia..."
Kết thúc "Tiếng hát làm dâu" là kết thúc
buồn. Tuy nhiên, từ trong sâu thẳm đau đớn của người phụ nữ xưa, còn là tiếng
hát lên án thói hư tật xấu cùng tội ác chà đạp lên nhân phẩm của họ. Đấy chính
là khúc ca bi tráng, nét đẹp đặc sắc trong "Gầu va nhéng" - "Tiếng
hát làm dâu" của dân tộc Mông thời xa xưa.
Bùi Huy Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét