1 - Dân tộc Thái Đen:
Dân tộc Thái là dân tộc đông nhất ở tỉnh Sơn La, chiếm
trên 54% dân số của tỉnh. Người Thái có mặt ở Sơn La từ rất sớm, bao gồm hai
ngành là Thái đen (Tay đăm) và Thái trắng (Tay đón). Tiếng Thái thuộc ngữ hệ
Nam Á, nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Trang phục của dân tộc Thái: Nam giới mặc quần áo ta nhuộm
chàm, màu gạch non. Phụ nữ mặc áo cóm đính hàng khuy bạc hình con bướm hoặc
hình ve sầu chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân, ăn nhịp với váy dài, khăn
piêu thêu nhiều hoa văn cùng với lối trang sức rất độc đáo làm tôn thêm vẻ đẹp
của người phụ nữ Thái.
Nhà của người Thái là nhà sàn, đối với các gia đình thuộc
dòng dõi quý tộc và các gia đình giàu sang, có thế lực thường trang trí "khau
cút" ở hai đầu hồi mái nhà. Bản của người Thái ở vùng thấp, gần nguồn nước,
gắn với nghề trồng lúa nước trong hệ thống thủy lợi được đúc kết như một thành
ngữ: "mương, phai, lai, lin".
Người Thái có đời sống văn hóa rất đặc sắc - là đặc trưng
của văn hóa vùng Tây Bắc, có tiếng nói, chữ viết riêng. Trong sinh hoạt văn hóa
dân gian đồng bào Thái có rất nhiều lễ hội:
Lễ xên bản - xên mường, lễ hội cầu mưa, lễ kin pang then,
xên lảu nó, tết xíp xí,… Về văn học nghệ thuật người Thái có kho tàng truyện cổ
dân gian, truyện thơ, ca dao dân ca,… với những tác phẩm nổi tiếng như: "Xống
chụ xon xao", "Khun Lu nang Ủa", "Tản chụ xống xương",
"Tản chụ xiết xương",… Đồng bào Thái rất yêu thích văn nghệ đặc biệt
là Khắp và Xòe. Điệu múa xòe, múa sạp là đặc trưng của đồng bào Thái, được cả
nước biết đến.
2 - Dân tộc Kinh:
Dân tộc Kinh (Việt) từ buổi sơ khai của nước Việt Nam đã
định cư ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong tiến trình lịch sử, người Việt là hạt
nhân thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ đất nước.
Dân tộc Kinh ở Sơn La là dân tộc đông thứ hai, chiếm 18%
dân số của tỉnh. Dân tộc Kinh thường cứ trú tập trung ở phố xá, ở ven đường quốc
lộ và ở các nông trường. Tiếng Kinh (tiếng Việt) thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn
ngữ Việt - Mường.
Đồng bào Kinh có bộ phận lên lập nghiệp ở Sơn La từ xa
xưa. Bộ phận thứ hai, từ các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nghe theo tiếng gọi của Đảng
lên Sơn La và các tỉnh miềm núi Tây Bắc xây dựng kinh tế mới từ sau chiến dịch
Điện Biên Phủ.
Đồng bào Kinh ở Sơn La sinh sống xen kẽ với các dân tộc bản
địa Sơn la, đã nhanh chóng hòa nhập trong lao động sản xuất, giao lưu văn hóa,
đoàn kết tạo ra sự gắn bó, hòa đồng, hòa nhập cùng xây dựng quê hương sơn La
ngày càng giàu đẹp.
3 - Dân tộc Mông:
Dân tộc Mông có mặt hầu khắp ở tất cả các huyện trong tỉnh,
họ thường cư trú ở trên núi cao và ở dọc biên giới. Dân số đông thứ ba, chiếm
khoảng 12% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Mông Sơn La gồm 3 ngành chủ yếu là Mông
trắng (Hmôngz đơưz), Mông đen (Hmôngz đuz), và Mông đỏ (Hmôngz siz). Tiếng Mông
thuộc ngữ hệ Nam Á nhóm ngôn ngữ Mông - Dao.
Người Mông có tập quán du canh du cư, nguồn sống chính là làm nương rẫy, trồng ngô, lúa, lúa mạch, có nơi làm ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải; nghề thủ công khá đa dạng như rèn đúc dụng cụ, làm giấy bản, làm đồ đựng bằng gỗ, thợ bạc làm đồ trang sức.
Người Mông có tập quán du canh du cư, nguồn sống chính là làm nương rẫy, trồng ngô, lúa, lúa mạch, có nơi làm ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải; nghề thủ công khá đa dạng như rèn đúc dụng cụ, làm giấy bản, làm đồ đựng bằng gỗ, thợ bạc làm đồ trang sức.
Trang phục đồng bào Mông: Trang phục người Mông khá đa dạng,
tùy từng ngành mông khác nhau, chủ yếu bằng vải lanh tự dệt. Y phục phụ nữ Mông
gồm áo xẻ ngực thêu hoa văn ở cánh tay, váy thêu hoa văn khá tinh xảo, tà váy xếp
nếp xòe rộng. Nhà ở, là nhà trệt, ba gian, thưng ván, lợp mái tranh hoặc ngói.
Quan niệm của người Mông, cùng họ là anh em, có thể chết
trong nhà nhau. Người Mông có tính tự trọng cao, tinh thần đoàn kết và ý thức cộng
đồng sâu sắc. Hôn nhân của Mông theo phong tục “ bắt vợ” (hei pux), những người
cùng họ không được lấy nhau, tình cảm vợ chồng yêu thương, gắn bó thủy chung.
Nhạc cụ của dân tộc Mông khá đa rạng, nhưng phổ biến nhất
là khèn và đàn môi. Lễ hội truyền thống: Hội gầu tào, hội sải sán (hội xuân), hội
“ăn rừng cấm” …
Người Mông ở Sơn La có truyền thống ăn tết độc lập. Tại
huyện Mộc Châu, vào dịp mùng 02 tháng 09 đồng
bào Mông ở khắp nơi hội tụ về đây để vui tết, tổ chức và tham gia các trò diễn đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là một phong tục đặc sắc đã được Đảng và chính quyền địa phương khuyến khích duy trì.
4 - Dân tộc Mường:
Dân tộc Mường là bộ phận đông thứ 4 ở tỉnh Sơn La, chiếm
khoảng 8,5% dân số, có chung nguồn gốc vối người Kinh (người Việt), cư trú ở
các huyện Phù yên, Bắc yên, Mộc Châu. Tiếng Mường thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn
ngữ Việt - Mường.
Nhà ở, đại bộ phận ở nhà sàn kiểu bốn mái. Dân tộc Mường
thường định cư ở nơi có nhiều đất canh tác, dọc theo sông, suối, gắn với nghề
trồng lúa nước. Nghề thủ công mĩ nghệ của người Mường cũng khá phát triển như
nghề dệt vải thổ cẩm, dệt tơ lụa, đan lát mây tre.
Trang phục của người Mường: Nam giới là bộ quần áo cánh mầu nâu và màu chàm. Phụ nữ Mường mặc áo cóm ngắn, có nơi mặc yếm và áo cánh ngắn xẻ trước ngực không cài cúc, váy phụ nữ Mường dài đến gót chân, cạp váy thêu hoa văn hình học, hình con rồng và hình các loại chim muông khác, cùng với các loại trang sức như vòng tay, chuỗi hạt, xà tích bạc,…
Người Mường có nhiều lễ hội trong năm: Hội xuống mùa, hội cơm mới, hội múa mời, hội cầu mưa… Kho tàng văn hóa dân gian của người Mường cũng khá phong phú như các thể loại Mo, Đang, hát ru, hát đồng dao, truyện cổ tích, truyện cười. Nhạc cụ mường có sáo, nhị, trống, khèn… đặc sắc hơn cả là cồng.
Trang phục của người Mường: Nam giới là bộ quần áo cánh mầu nâu và màu chàm. Phụ nữ Mường mặc áo cóm ngắn, có nơi mặc yếm và áo cánh ngắn xẻ trước ngực không cài cúc, váy phụ nữ Mường dài đến gót chân, cạp váy thêu hoa văn hình học, hình con rồng và hình các loại chim muông khác, cùng với các loại trang sức như vòng tay, chuỗi hạt, xà tích bạc,…
Người Mường có nhiều lễ hội trong năm: Hội xuống mùa, hội cơm mới, hội múa mời, hội cầu mưa… Kho tàng văn hóa dân gian của người Mường cũng khá phong phú như các thể loại Mo, Đang, hát ru, hát đồng dao, truyện cổ tích, truyện cười. Nhạc cụ mường có sáo, nhị, trống, khèn… đặc sắc hơn cả là cồng.
5 - Dân tộc Dao:
Dân tộc Dao ở Sơn La cư tụ chủ yếu ở Mộc Châu, Yên Châu,
Bắc Yên, Phù Yên. Dân số chiếm 2,5% toàn tỉnh. Họ tự coi mình là con cháu của
Bàn Hồ (Bàn Vương), một nhân vật huyền thoại được xem như là thủy tổ của người
Dao. Tiếng Dao thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Mông - Dao.
Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và lúa
nước, bên cạnh đó còn có một số nghề thủ công như trồng bông dệt vải, làm mộc,
rèn, nghề thợ bạc…
Trang phục truyền thống của người Dao, nam giới mặc quần
áo dài hoặc áo ngắn. Nữ giới trang phục phong phú hơn, váy trang trí hoa văn rất
sặc sỡ góp phần tô thêm nét duyên dáng của phụ nữ Dao.
Dân tộc Dao có nghi lễ lập tình - cấp sắc, đây là một
nghi lễ quan trọng đánh giấu giai đoạn đã trưởng thành người đàn ông Dao. Đời sống
văn hóa văn nghệ dân gian dân tộc Dao khá phong phú, có nhiều truyện cổ, bài
hát, thơ ca; đặc biệt là truyện “Quả bầu với nạn hồng thủy”, “Sự tích Bàn
Vương”. Múa, nhạc được họ sử dụng chủ yếu trong nghi lễ tôn giáo. Dân tộc Dao
không có chữ viết riêng mà sử dụng chữ Hán đã được giao hóa gọi là chữ Nôm -
Dao.
6 - Dân tộc Khơ Mú:
Dân tộc Khơ mú ở tỉnh Sơn La cư trú ở huyện Yên Châu, Mai
Sơn, Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Sông Mã. Tiếng Khơ Mú thuộc ngữ hệ Nam
Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me. Đồng bào Khơ Mú sống chủ yếu dựa vào nưỡng rẫy,
săn bắt và hái lượm.
Về trang phục: đàn ông Khơ Mú ăn mặc giống người đàn ông Thái đen. Trang phục phụ nữ, phía trước thân áo có trang trí những hàng tiền bạc đó là vẻ riêng mang đậm sắc thái dân tộc.
Họ của người Khơ Mú thường mang tên một số loài thú, loài chim và một số loài cây, có một số họ mang tên vật vô tri.
Về trang phục: đàn ông Khơ Mú ăn mặc giống người đàn ông Thái đen. Trang phục phụ nữ, phía trước thân áo có trang trí những hàng tiền bạc đó là vẻ riêng mang đậm sắc thái dân tộc.
Họ của người Khơ Mú thường mang tên một số loài thú, loài chim và một số loài cây, có một số họ mang tên vật vô tri.
Dân tộc Khơ Mú tuy đời sống vật chất còn khó khăn, nhưng
đời sống tinh thần lại khá phong phú, các loại nhạc cụ như sáo, bộ gõ bằng tre
hoặc nứa, kèn môi, tiêu biểu nhất là các vũ điệu dân gian nổi tiếng như múa
tơm. xòe, tăng bu, au eo…,
7 - Dân tộc La Ha:
Dân tộc La Ha ở Sơn La phần đông cư trú ở huyện Thuận
Châu và Mường La. Tiếng La Ha thuộc ngữ hệ Ka - đai, nhóm ngôn ngữ Ka - đai.
Loại hình kinh tế chính của dân tộc La Ha xưa là nương rẫy,
du canh du cư, săn bắt và hái lượm. Ngày nay, đã quần tụ thành bản giống bản của
người Thái. Nhà ở cũng có kiến trúc kiểu nhà người Thái đen.
Trang phục của dân tộc La Ha: Đồng bào La Ha không tự dệt
vải, mà dùng hàng hóa để trao đổi lấy vải và quần áo của người Thái, nên cả nam
giới và nữ giới về cơ bản đều ăn mặc gần giống với người Thái đen.
Về sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian: Dân tộc La Ha có
hai điệu múa đặc trưng là múa dương vật và múa cung kiếm. Họ cũng có sự giao
thoa và học tập văn hóa của người Thái, nên đại đa số người La Ha nói, hát, làm
thơ bằng tiếng Thái rất thạo.
8 - Dân tộc Xinh Mun:
Dân tộc Xinh Mun chủ yếu sinh sống ở vùng biên giới Việt
- Lào thuộc huyện Yên Châu, một số ít cư trú ở huyện Mai Sơn, Mường La, Thuận
Châu. Tiếng Xinh Mun thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm Môn - Khơ me.
Xưa kia, người Xinh Mun có tập quán du canh du cư, sống bằng
nghề nương rẫy, chủ yếu trồng lúa nương, theo cách chọc lỗ bỏ hạt và dựa nhiều
vào sản vật tự nhiên. Người Xinh Mun rất giỏi nghề đan lát mây tre, họ thường
đan lát đồ gia dụng để trao đổi vải vóc, quần áo với người Thái và người Lào.
Nhà ở của đồng bào Xinh Mun là nhà sàn, mái hình mai rùa
gần giống với nhà sàn của dân tộc Thái, nhưng kiến trúc đơn giản hơn.
Người Xinh mun có tục thờ cúng tổ tiên hai đời ( đời cha
mẹ, đời ông bà), lễ cúng bản hàng năm cũng được coi trọng. Về văn hóa văn nghệ,
họ thích múa hát vào dịp tết lễ, dịp lên nhà mới. Nam nữ có lối hát đối đáp với
nhau rất tự nhiên.
9 - Dân tộc Kháng:
Dân tộc Kháng cư trú ở các huyện Mường La, Quỳnh Nhai,
Thuận Châu. Tiếng kháng thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ môn - Khơ me.
Người Kháng canh tác dựa vào nương rẫy, theo lối chọc lỗ
bỏ hạt, trồng lúa nếp và trồng ngô.
Trang phục của đồng bào Kháng có nhiều nét giống với người Thái, phụ nữ thường nhuộm răng đen, ăn trầu. nhà ở của người Kháng là nhà sàn mái hình mai rùa, ba gian, hai chái.
Đồng bào Kháng có tục thờ ma nhà, hàng năm dân bản tổ chức cúng thần trời, thần đất một lần để các vị thần ban cho con người có sức khỏe tốt, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống sung túc. Người Kháng ưa hát dân ca, những làn điệu dân ca thường phản ánh đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cũng như một số dân tộc khác ở Sơn La, họ biết hát các bài hát, các áng thơ của người Thái.
Trang phục của đồng bào Kháng có nhiều nét giống với người Thái, phụ nữ thường nhuộm răng đen, ăn trầu. nhà ở của người Kháng là nhà sàn mái hình mai rùa, ba gian, hai chái.
Đồng bào Kháng có tục thờ ma nhà, hàng năm dân bản tổ chức cúng thần trời, thần đất một lần để các vị thần ban cho con người có sức khỏe tốt, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống sung túc. Người Kháng ưa hát dân ca, những làn điệu dân ca thường phản ánh đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cũng như một số dân tộc khác ở Sơn La, họ biết hát các bài hát, các áng thơ của người Thái.
10 - Dân tộc Lào:
Dân tộc Lào ở Sơn La thuộc nhóm Lào cạn (Lao bốc), cư trú
ở các huyện Sông mã, Sốp Cộp, Thuận Châu. Tiếng Lào thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm
ngôn ngữ Tày - Thái.
Hoạt động sản xuất: người Lào làm ruộng nước và làm nương
rẫy. Nghề gốm phát triển như làm chum, vại, vò, nồi với chất lượng tốt. Phụ nữ
Lào rất giỏi trồng bông, dệt vải và thêu thùa thổ cẩm; họ thường mặc váy đen, gấu
váy thêu hoặc dệt hoa văn màu tươi sáng rực rỡ, áo ngắn bó sát lấy thân với
hàng khuy bạc lấp lánh.
Tôn giáo - tín ngưỡng: Người Lào chịu ảnh hưởng của Phật
giáo, có tục thờ cúng tổ tiên và nhiều nghi thức tín ngưỡng khác liên quan đến
nông nghiệp. Văn hóa truyền thống có lễ hội té nước vào dịp tết Bun pi may
(tháng tư âm lịch), đặc biệt là điệu múa lăm vông làm say đắm lòng người cùng
nhiều ca vũ dân gian trữ tình nổi tiếng khác.
11 - Dân tộc Tày:
Dân tộc tày ở Sơn La số lượng không nhiều, họ thường sinh
sống ven các con suối, thung lũng, triền núi thấp. Tiếng Tày thuộc ngữ hệ Nam
Á, nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Người Tày có nền nông nghiệp lúa nước phát triển, giống cây trồng có nhiều loại như: lúa, ngô, khoai, sắn, rau quả,… Nghề thủ công, đặc biệt là dệt thổ cẩm phát triển với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo.
Người Tày có nền nông nghiệp lúa nước phát triển, giống cây trồng có nhiều loại như: lúa, ngô, khoai, sắn, rau quả,… Nghề thủ công, đặc biệt là dệt thổ cẩm phát triển với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo.
Bản của người Tày có khoảng từ 15 đến 20 nóc nhà, tên bản
thường gọi theo tên ruộng đồng, suối khe, đồi núi. Trang phục của người Tày:
nam giới mặc quần áo vải màu chàm; phụ nữ mặc áo dài chấm bắp chân, ống tay áo
hẹp, xẻ nách bên phải và cài 5 khuy.
Tín ngưỡng của dân tộc Tày, rất coi trọng thờ cúng tổ
tiên, nơi thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí tôn nghiêm nhất trong nhà.
Về văn nghệ dân gian: người Tày có nhiều làn điệu dân ca
như hát then - đàn tính, hát lượn…là lối hát giao duyên khá phổ biến. Về lễ hội:
có lễ hội lồng tồng rất đặc trưng cho cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, có hội
ném còn vào dịp năm mới,...
12 - Dân tộc Hoa:
Dân tộc Hoa còn gọi là Hán, gồm nhiều nhóm khác biệt nhau
về tiếng nói, tên gọi, mục đích và lịch sử thiên di. Tiếng Hoa thuộc ngữ hệ Hán
- Tạng, nhóm ngôn ngữ Hán.
Người Hoa ở Sơn La hiện nay không nhiều, cư trú ở thành phố Sơn La và các thị trấn; chủ yếu sống bằng nghề tiểu thương, dịch vụ ăn uống. Gia đình người Hoa là gia đình phụ hệ, tính gia trưởng của người cha rất cao, còn người mẹ giữ vai trò quyết định hôn sự của con cái.
Trang phục truyền thống của người Hoa: đàn ông thường mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải; hoặc áo tứ thân, cổ đứng, vai liền, có túi. Phụ nữ mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao; hoặc áo “Sường xám” may dài, ôm ngang hông, xẻ tà phần dưới đùi. Trang sức của phụ nữ Hoa là vòng tay, khuyên tai, dây chuyền,…
Người Hoa ở Sơn La hiện nay không nhiều, cư trú ở thành phố Sơn La và các thị trấn; chủ yếu sống bằng nghề tiểu thương, dịch vụ ăn uống. Gia đình người Hoa là gia đình phụ hệ, tính gia trưởng của người cha rất cao, còn người mẹ giữ vai trò quyết định hôn sự của con cái.
Trang phục truyền thống của người Hoa: đàn ông thường mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải; hoặc áo tứ thân, cổ đứng, vai liền, có túi. Phụ nữ mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao; hoặc áo “Sường xám” may dài, ôm ngang hông, xẻ tà phần dưới đùi. Trang sức của phụ nữ Hoa là vòng tay, khuyên tai, dây chuyền,…
Người Hoa rất thích thơ ca, múa hát và có nhiều lễ hội,
vào dịp lễ - dịp tết họ thường tổ chức múa lân, múa rồng, múa sư tử, biểu diễn
võ thuật, cùng nhiều trò diễn dân gian khác./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét