Dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên (Triệu Ban)

Ở Việt Nam, ngoài Thái Nguyên, người Sán Dìu còn cư trú tại các tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc... Tộc danh tự nhận của họ là Sán Dìu (Sán Dao/Sán Dìu). Các cộng đồng láng giềng gọi họ bằng nhiều tên khác nhau: Trại Đất, Trại ruộng, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xẻ, Sán Nhiều, Slán Dao...

I. Dân số và phân bố dân cư
Ở Việt  Nam,  ngoài  Thái  Nguyên,  người Sán Dìu còn cư trú tại các tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc... Tộc danh  tự  nhận  của  họ  là  Sán  Dìu (Sán Dao/Sán Dìu). Các cộng đồng láng giềng gọi họ bằng nhiều tên khác nhau: Trại Đất, Trại ruộng,  Mán  Quần  Cộc,  Mán  Váy  Xẻ,  Sán Nhiều, Slán Dao... Tất cả các tên gọi và tên tự gọi của người Sán Dìu đều chỉ ra rằng, họ có quan hệ gần gũi với cộng đồng người Dao (một trong 54 thành phần dân tộc Việt Nam, có tên tự gọi là Dìu Miền hay Kiềm Miền và thường được các tộc người khác gọi chung là Mán). Theo các tài liệu đã được công bố, người Sán Dìu ở Việt Nam phần lớn đều có nguồn gốc tại Quảng Đông (Trung Quốc). Họ mới di cư sang sinh sống tại Việt Nam cách đây một vài trăm năm. Cộng đồng người Sán Dìu ở Thái Nguyên cũng là những người có tổ tiên xa kia là người Quảng Đông (Trung Quốc). Theo gia phả của gia đình ông Lê Hữu Nhất, xã Dân Chủ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tổ tiên họ xa kia có nguồn gốc tại thôn Phong Lưu, xã Bách La, huyện Phương Thành, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Vào đời Càn Long, Nhà Thanh, tổ tiên họ di cư sang Việt Nam, đến nay đã 13 đời (trên dới 300 năm). Gia phả của dòng họ Lê này ghi rõ: người đầu tiên dẫn con cháu chuyển cư tới Việt Nam là ông Lê Dược Tiến. Quảng Ninh là điểm định cư đầu tiên của họ tại Việt Nam. Sau đó, họ di cư tới Thanh Trà, Phú Lương, Thái Nguyên. Đến đời cụ Lê Hữu Nhất, lại chuyển đến Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Hiện nay, Thái Nguyên là tỉnh có đông người Sán Dìu nhất ở nước ta (29,59%). Năm 1999 với 37.365 người (3,57%) họ đứng ở vị trí thứ 4 trong các dân tộc của tỉnh và có mặt ở tất cả các huyện, thị xã thành phố của Thái Nguyên. Người Sán Dìu phân bố chủ yếu ở vùng bán sơn địa, đông nhất là huyện Đồng Hỷ (40,8%), tiếp đến là: Phổ Yên (21,8%) Phú Lơng (12,2%), thành phố Thái Nguyên (9,2%) và ít nhất là huyện Định Hoá (0,09%). Năm 1960 người Sán Dìu có mặt ở 63/162 xã, phờng của tỉnh, trong đó huyện Đại Từ có 22 xã, huyện Đồng Hỷ có 21 xã, còn hai huyện: Định Hoá và Võ Nhai không có xã nào có người Sán Dìu cư trú; số xã có người Sán Dìu cư trú phần lớn chiếm tỷ lệ thấp (59/63 xã chỉ đến 40%), chỉ có 3 xã người Sán Dìu chiếm trên 40% dân số là: Phúc Thuận (44,9%) huyện Phổ Yên; Phúc Thọ (48,5%) huyện Đại Từ và Quang Trung (69%), huyện Đồng Hỷ.

Năm 1999, người Sán Dìu đã có mặt ở 154/180 xã phường của Thái Nguyên, dân số
Sán Dìu trong mỗi xã cũng vẫn chiếm tỷ lệ thấp, có 151/154 xã chiếm tỷ lệ từ 0,01 đến
40%, còn lại 3 xã có tỷ lệ trên 40% là Nam Hoà (61,6%), Tân Lợi (42,5%) huyện Đồng
Hỷ và Bàn Đạt (41,3%) huyện Phú Bình.
II. Hoạt động kinh tế Tập quán

Có thể nói, cũng như các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay..., sinh sống ở Thái Nguyên, cộng đồng Sán Dìu đã biết dựa vào thiên nhiên, khai thác tự nhiên để duy trì cuộc sống và phát triển cộng đồng của mình. Địa hình, đất đai, khí hậu, chế độ mưa, nắng, thủy văn... của vùng miền núi trung du, các hoạt động mưu sinh của họ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Trong hoàn cảnh sống như vậy, với tập quán mưu sinh cổ truyền, họ đã tạo dựng được cuộc sống vật chất ổn định, mặc dầu chưa  hẳn tất cả đã là no ấm. Trải qua hàng trăm năm khai thác tự nhiên ở Thái Nguyên, cộng  đồng  Sán  Dìu  đã  xây  dựng một đời sống kinh tế, mang dấu ấn của vùng miền núi trung du, nhưng cũng rất phong phú những nét truyền thống tộc người.

1. Trồng trọt
Cũng như các cộng đồng láng giềng khác, nguồn sống chính của đại đa số các gia đình người Sán Dìu ở Thái Nguyên là trồng trọt các loại cây lương thực, trong đó chủ yếu là lúa. Ngoại trừ số ít các gia đình sống ở thị xã, thành phố, đại bộ phận người Sán Dìu vẫn sống trong hoàn cảnh một nền kinh tế tự cấp tự túc. Bởi thế, nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trò hạt nhân trong hệ thống các hoạt động mu sinh của họ. Mọi hoạt động đều xoay quanh nông nghiệp, điều đó thể hiện trong nông lịch hàng năm của người Sán Dìu.
a) Các loại cây trồng
Để tận dụng việc khai thác đất đai, phát triển trồng trọt, nhằm áp ứng nhu cầu lương thực, rau cho các bữa ăn hàng ngày; thức ăn để chăn nuôi, nguyên liệu dùng trong các ngành nghề khác, để dệt may, nhuộm vải.... người Sán Dìu đã sử dụng nhiều loại cây trồng. Ngoài một vài yếu tố có tính tộc người không rõ nét lắm, bộ giống cây trồng của họ gần tương tự như của các tộc người láng giềng khác. Bao gồm: các loại lúa (vó), hoa màu (ngô đỏ - hông mạc, ngô trắng - pạc mạc, ngô nếp -  nộ máy mạc, khoai lang - hông dzi, khoai sọ trứng - xí hủ, khoai trừng (khoai sọ) - chảo hủ, sắn trắng - pạc mộc suy, sắn đỏ - hông mộc suy, củ mỡ - thai nhộng suy, củ từ - then suy, đậu tương - tương thỏi, đậu xanh - seng thỏi, lạc đỏ - hông rin thi thỏi,  lạc trắng - pạc rin thi thỏi, vừng... ), cây lấy rau (bầu, bí, rền, cải, cà ghém - khê, hành - sổng, tỏi - tôn,...) Cây nguyên liệu (mía - chộc trạ, chè, bông, chàm, chẩu, hồi, mây, tre, cọ...), cây ăn quả (nhãn, mít, chuối, cam, quýt....)... Với bộ giống cây trồng này, họ có đủ những loại thích hợp để canh tác vào mùa mưa/ nóng và mùa khô/lạnh; ruộng nước, ruộng ngập thụt... và ruộng khô, soi, bãi, nương đồi...Ví dụ: cũng là lúa, nhưng với ruộng lầy thụt, ruộng nước, họ canh tác những giống lúa ưa nhiều nước; trên nương hoặc bãi khô, họ trồng lúa lốc... So với các dân tộc khác trong vùng, người Sán Dìu ít trồng lúa mộ. Đây là đặc điểm đáng lưu ý ở họ. Hiện nay, ngoài những giống cây trồng truyền thống, cũng như các tộc người khác, người Sán Dìu đã tiếp nhận và sử dụng rất nhiều giống cây trồng mới. Đó là các giống lúa lai, cây ăn quả mới (hồng không hạt, nhãn, vải thiều, soài...) năng suất và chất lượng, cho thu nhập cao.

b) Giải pháp đất trồng
Thái Nguyên thuộc vùng miền núi trung du, địa hình ở đây bao gồm những đặc điểm của vùng đồi núi, đất bằng ven đồi, vùng trũng chân núi... Đất đai ở vùng này tương đối đa dạng về loại hình. Theo kinh nghiệm cổ truyền, người Sán Dìu phân đất đai canh tác ra làm nhiều loại. Ngoại trừ các loại đất rừng, theo họ đất canh tác bao gồm các loại sau đây.
Ruộng trên các cánh đồng bằng phẳng, rộc (Tày thén /lóc lống thén). Người Sán Dìu cho biết, loại ruộng này của họ đa số đều là ruộng trước đó thuộc quyền chiếm hữu của người Tày. Sự thay đổi chủ đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (người Tày di cư đến nơi mới để lại, đổi chác,  mua bán...). Vì thế, ở nhiều nơi, người Sán Dìu gọi loại ruộng đó là Tày thén. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ, nhưng là ruộng có chất đất tốt, độ phì nhiêu còn tương đối cao... nên loại ruộng này có vai trò tương đối quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực của họ. Vì ở những nơi bằng phẳng, nên những chân ruộng này thường được người Sán Dìu dùng để canh tác các loại lúa tẻ mùa. Mùa khô ruộng này thường được trồng các loại hoa màu.
Ruộng bậc thang (cao thén). Đây là loại ruộng người Sán Dìu khai phá trên các sườn đồi đất. Loại ruộng này canh tác tương tự như ở người Dao, người Tày, người Nùng... trong vùng. Để có được khu ruộng bậc thang, họ thường tổ chức khai phá, bắt đầu từ phía đỉnh dốc. Mỗi năm khai phá một ít, đời con tiếp đời cha, nhiều gia đình có khu ruộng bậc thang tương đối lớn. Có khi phủ kín cả sườn đồi. Đây là loại ruộng hoàn toàn dựa vào nước trời, mưa tự nhiên để canh tác. Tưới tiêu ở đây theo chế độ tháo tràn từ ruộng cao, xuống ruộng thấp. Mùa wa, ruộng bậc thang được cấy lúa ba giăng; mùa khô, lạnh, không có mưa nên các chân ruộng này thường chỉ trồng các loại hoa màu, nhất là lạc và đậu tương.
Ruộng lầy chân núi, đồi/ruộng chằm (xim phang thén/ lang phang then). Loại ruộng này thường được người Sán Dìu khai phá tại các thung lũng hẹp ở chân núi, chân đồi, quanh năm ngập nước. Đây là các vũng hứng mầu bị rửa trôi từ trên các sườn dốc chảy xuống. Vì thế các chân ruộng này có độ màu mỡ rất cao. Tuy nhiên, do bị sình lầy nên đất thường bị chua.  Để cải tạo, hàng năm người Sán Dìu thường bón thêm tro than, vôi bột. Những chân ruộng này thường được họ quần bằng trâu, hoặc làm đất bằng cuốc. Đây là loại ruộng cho phép canh tác mỗi năm hai vụ lúa, năng suất tương đối cao.
Ruộng cạn, hay còn gọi là soi, bãi... (sa thén/phô). Tại Thái Nguyên, diện tích loại ruộng này của người Sán Dìu chiếm tỷ lệ tương đối cao. Mặc dù được khai phá tại những khu vực cao, không thuận tiện về nước tới, nhưng đất đai ở đây thường tơi, sốp, độ phì cao... nên được đồng bào dùng vào việc canh tác rất nhiều loại cây: hoa màu, rau, đậu, củ từ, củ mỡ, mía...  Việc làm đất trồng ở loại ruộng này không vất vả lắm. Họ thường cày, cuốc, dùng trục làm cho đất tơi...Nương trên đất dốc, sườn đồi, sườn núi (xoe). Đây là loại đất đai trồng trọt được người Sán Dìu khai phá trên các sườn dốc. Loại đất này có diện tích tương đối lớn. Do dốc, dễ bị bạc màu, rất khó khăn về nước tới, nên họ thường dùng để trồng các loại cây như ngô, sắn, bông, chàm, vừng và các loại cây ăn quả khác. Xưa kia, vào năm đầu tiên khai phá, họ trồng lúa, nhưng những năm sau đó thường chỉ để trồng ngô, khoai lang, khoai sọ, sắn... Đáng chú ý, đối với nương đất dốc, người Sán Dìu áp dụng chế độ xen canh, luân canh tương đối triệt để. Những năm đầu họ xen canh các loại hoa màu ngắn ngày (lúa, ngô, lạc, đậu, bí,...) sau đó xen canh khoai lang, sắn, bông, củ mỡ, củ từ... khi đất đã bạc màu họ xen canh các loại trẩu, sở, hồi, chàm, chè... với các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ (xoan, thông, bạch đàn...). Tùy theo từng loại ruộng đất mà người Sán Dìu chọn cây trồng thích hợp, cụ thể: ruộng nước, ruộng bậc thang... để trồng lúa nước; soi, bãi... trồng ngô, hoa màu, rau, bí...; nương đồi dùng để trồng sắn, khoai, chàm, cây ăn quả, cây lấy gỗ...
Mỗi loại đất đai, mỗi loại nhóm cây trồng, họ có kỹ năng canh tác riêng. Cần phải nói thêm rằng, lúa là cây lương thực quan trọng hàng đầu, nên được người Sán Dìu canh tác ở tất cả các loại đất đai. Trong đó, ngoại trừ nương dốc (lúa thường được canh tác năm đầu khai phá), còn lại trên tất cả các loại đất đai họ đều trú trọng canh tác lúa.
Tập quán xen canh, luân canh, hưu canh của người Sán Dìu là cả một kho tàng tri thức quý báu về giải pháp đất trồng của họ. Có thể nói, xen canh, luân canh... chẳng những tận dụng được thời gian, đất đai, mà còn giữ được độ mầu mỡ, hạn chế tốc độ bạc màu của đất đai.
Công cụ làm đất chính của người Sán Dìu bao gồm:
Cày chìa vôi (lái cợc/láy) chắc và nhẹ, phù hợp với các chân ruộng bậc thang và nương dốc. Những năm gần đây họ đã dùng cày 51, một loại cày được dùng phổ biến ở nông thôn miền Bắc.
Bừa của họ có 3 loại: bừa một (tan phá) có 11 hoặc 13 răng; bừa đôi (sông phá) có 16 răng do hai trâu kéo; bừa bàn. Răng các loại bừa xa kia đều làm bằng gỗ hay bằng tre già nay đa số được làm bằng sắy.
Người Sán Dìu thường dùng trục để làm nhỏ đất. Đây là đặc điểm rất khác so với các dân tộc trong vùng. Trục làm đất (môc lộc) của họ được chế tạo bằng đá, hoặc bằng gỗ. Loại trục này thường có hình trụ, có đường kính tiết diện ngang khoảng 45-50 cm, dài khoảng 100-120 cm. Trục dọc xuyên qua chính giữa. Lắp vào khung gỗ, nối với chão, thừng, vai trâu (ngói de). Ngoài làm đất, người Sán Dìu còn dùng loại trục này để trục lúa khi thu hoạch.
Cuốc cào (bong thoi) của người Sán Dìu có nhiều loại, với các kích cỡ khác nhau. Đáng chú ý là chiếc cào bàn (thui phá) của họ. Đây là một loại nông cụ rất phổ biến, dùng để vun đất thành lưuống, trồng các loại hoa màu.
Xẻng (xán) cũng là một loại công cụ làm đất rất tiện lợi, nhất là trong việc đào đất triền đồi, khai phá ruộng bậc thang của người Sán Dìu.
Dao quắm (quay chủi tao), ngoài chức năng chặt tre gỗ, phát cây, dọn nương còn là công cụ phát bờ, dọn bờ phổ biến của người Sán Dìu.
Triệu Ban (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét