Đàn tính – những nét văn hóa độc đáo (Lệ Duyên)

Giống với nhiều nhạc cụ dân tộc khác, Đàn tính đòi hỏi người chơi phải biết cảm nhận bằng giác quan. Đó là sự kết hợp hài hòa của đôi bàn tay khéo léo, nhịp nhàng, tinh tế của người cầm đàn. Mỗi tiếng đàn vang lên với âm vực nhẹ nhàng sâu lắng, giéo dắt. Như lôi kéo, thúc giục dẫn dắt người nghe đi từ câu chuyện này đến câu chuyện khác.

Ngày nay, người chơi và lưu giữ cây đàn tính còn lại rất ít. Say mê theo tiếng đàn tính ma mị tôi tìm đến nhà ông Lưu Văn Mong thôn Mạ 2, thị trấn Khánh Yên là một trong 2 người ở thôn Mạ 2 này biết chơi và giữ được bí quyết làm đàn tính.


Lưu giữ đàn ở nơi trang trọng trong nhà, Ông Lưu Văn Mong coi đàn như người bạn tri kỉ. Biết tôi muốn tìm hiểu về đàn tính ông nhiệt tình say xưa kể về sự tích cây Đàn tính rằng. Xưa kia có một chàng trai nghèo không lấy được vợ. Buồn phiền với thân phận của mình, chàng ao ước có được một cây đàn để tâm giao những lúc cô đơn. Sau đó, chàng lên trời xin ban cho hạt quả bầu, cho giống cây dâu để nuôi tằm. Khi đã có quả bầu nậm, có tơ tằm, chàng trai đã chế tác ra cây đàn tính. Vì vậy mà cấu tạo của cây đàn bây giờ, được làm từ quả bầu già lấy vỏ. Với 8 lỗ lấy hơi ở nắp đậy và đáy bầu. Cần đàn và néo đàn phải được làm từ loại gỗ nhẹ và rắn chắc. Dây đàn là quan trọng nhất bắt buộc là dây tơ tằm bện vào, ngày nay nhiều người không có thứ dây này nên khi làm đàn mới lấy tạm dây cước và một số dây khác.
Đàn tính không có vần, không có nốt nên ngày nay, nhất là thế hệ trẻ ít người biết chơi loại nhạc cụ này. Muốn chơi đàn phải thuộc giai điệu, thanh âm với từng trường đoạn riêng biệt. Khi đánh phải kết hợp nhịp nhàng giữa từng ngón tay... Xưa kia đàn được dùng để thay thế lời tỏ tình của người con trai với người con gái với lời lẽ chân chất mộc mạc"Đêm khuya anh mới đến đây. Anh ngồi đây lâu lắm rồi. Em có dậy mở cửa tiếp anh không?Đàn anh gẩy, Em có mê đàn tính của anh không?.... Từng nhịp đàn vang lên lúc trầm bổng ngân nga, khi lại hối thúc, giục giã lòng người.
Đàn tính hay còn được gọi là tính tẩu, xưa kia thường chỉ sử dụng trong hát then. Đàn cổ của ông then bà then chứa đựng nhiều sự huyền bí, chỉ dùng đàn tính cổ vào làm lễ những ngày cúng giỗ giải hạn. Theo phong tục của đồng bào dân tộc, trong năm chỉ sử dụng tính tẩu vào ngày 30 tết; mồng 3 tết; và ngày 10 rằm. Khi muốn chơi đàn phải xin phép sư phụ (Cụ tổ) của cây Đàn. Ngày nay rất ít người có thể hát then được, do lời hát then không được vần và không được phổ biến nên đồng bào dân tộc Tày thường hát nôm bằng giọng then, nhịp then để đưa đi. Riêng điệu múa then thì vẫn duy trì được điệu múa cổ. Ở thôn Mạ 2 mỗi khi vào dịp vui chơi, ngày lễ ngày hội các chị em lại súng sính váy áo, khăn xếp đeo mắc lính và nhất thiết phải có vòng bạc cổ, có người chơi đàn tính để múa then. Chơi và say mê đàn tính từ thủa còn niên thiếu ông La Văn Mong cũng chỉ hát được một số bài then ngắn. Nhưng với ông Mong, đàn tính đã trở thành người bạn tâm giao.


Mỗi dịp tết đến xuân về, cùng với ly rượu cay nồng. Tiếng đàn tính lại vang lên, tạo nên một âm thanh rộn ràng, để các cô gái khoe sắc với làn điệu then mượt mà. Cùng nhau tay trong tay trong điệu xoè cầu cho mùa màng tươi tốt, cho bản làng yên bình và cho lứa đôi hạnh phúc… Bản làng em nở trắng hoa mơ hoa mận. Long lanh nước trong xanh suối reo. Ném trái còn vui đón xuân sang. Tua ngũ sắc bay qua tay anh, tay nàng...”.
Trong văn hóa của người Tày, Đàn tính có mặt trong tất cả các ngày vui, ngày trọng đại:  Như hội xuân đón năm mới, mừng nhà mới, ngày cưới, lễ mừng thượng thọ, mừng thăng quan… góp phần quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang đặc sắc riêng của đồng bào dân tộc vùng cao nói chung và nhân dân Mạ 2 nói riêng. Làm sao cho tiếng đàn tính được lưu giữ và bảo tồn khiến ông La Văn Mong luôn trăn chở.
Bao đời nay đàn tính đã trở thành nét văn hóa mạng đậm bản sắc, một thứ nhạc cụ được sản sinh ra từ quá trình lao động, sáng tạo và đúc kết từ tình yêu thiên nhiên của người xưa. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống, sinh hoạt văn hóa của đồng bào tày, thái. Vì vậy đòi hỏi đến con người cần chú trọng quan tâm đến bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.      

Lệ Duyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét