Theo các cụ kể người H'Mông Trắng có nguồn gốc từ phía Bắc Việt Nam, trước năm 1975 họ sống tại tỉnh Cao Bằng là chủ yếu. Đến ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc sang xâm
chiến Việt Nam, sau đó người H'Mông di cư xuống các tỉnh phía Nam như Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Bắc Kan, Đăx Lăk và Lâm Đồng ...
Trăng mật của người Tày ở Tây Bắc (Sầm Minh Phong)
Cũng như các dân tộc khác, người Tày ở Tây Bắc rất coi trọng
và cầu kỳ trong nghi lễ hôn nhân. Họ quan niệm rất nhân văn về đêm tân hôn, tuần
trăng mật...
Đám
cưới khi đã được định sẵn, người già chọn ngày tốt, trẻ lo chuẩn bị. Khi về nhà
chồng, của hồi môn quan trọng nhất của sơn nữ Tày là chăn hoa thêu thổ cẩm,
càng nhiều càng tốt. Trong đám cưới tại nhà trai, tất cả thanh niên đến dự phải
mang bằng hết chăn hoa của cô dâu ra đắp để lấy lộc.
Mười 10 món ăn đặc sản Tây Bắc (Lý Thị Ninh)
Các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta không chỉ có phong cảnh
đẹp, mà còn sở hữu rất nhiều món ngon đậm chất núi rừng hiếm nơi nào có được.
Vì vậy các tay mê phượt không bị gò bó về thời gian có thể thư thả thưởng thức
các món ngon của người dân bản địa.
Các điệu múa đặc trừng các dân tộc Tây bắc (Thanh Hằng)
Múa xoè Tây Bắc
Nói đến nghệ thuật dân gian của người Thái không thể không
nói đến điệu múa xòe đặc trưng. Những cuộc tụ họp đông vui có thể múa xoè quanh
đống lửa, quanh hũ rượu cần với sự tham gia đông đảo của già trẻ, trai, gái
trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng.
Gà nấu canh gừng - Món ăn dân tộc Tày ở Lào Cai (Hoàng Thị Lân)
Lào Cai là một tỉnh trung du miền núi phía
Tây Bắc có 16 dân tộc với 23 nhóm ngành dân tộc, đã tạo cho Lào Cai sự phong
phú về sắc thái văn hoá của một tỉnh biên cương. Trong các dân tộc anh em sinh
sống ở Lào Cai, người dân tộc Tày có lịch sử cư trú lâu đời và phân bố rải rác ở
các huyện trong tỉnh như: Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn….
với một số dân tộc Tây Bắc (Trần Vân Hạc)
Hình tượng cây nêu
Trong quan
niệm của người Việt cổ nói chung và của nhiều dân tộc Tây Bắc nói riêng, cây
nêu là biểu tượng của cây vũ trụ nối liền đất với trời, là cầu nối giữa con người
với các đấng siêu nhiên, gửi gắm vào đó những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
Trong lễ hội “Mừng mùa măng mọc” của người Khơ Mú,
tổ chức vào đầu xuân hàng năm. Trung tâm của ngày hội là “Cây cuốn hoa” được
làm bằng một cây chuối non còn sống, cắm nhiều loại hoa có mầu sắc rực rỡ: Hoa
đào hồng nhạt,
Phong tục người Tây Bắc: Khăn piêu, xôi nếp, hoa ban... (Nông Quang Khải)
Ai đã từng ngược ngàn lên vùng Tây Bắc, dừng chân tại mảnh
đất Điện Biên và hòa mình vào cuộc sống, phong cảnh thiên nhiên nơi đây sẽ có
thêm nhiều hình ảnh, kỷ niệm đẹp trong một chuyến đi.
Nhưng đến Điện Biên mà chưa một lần ngắm nhìn những cánh
rừng ngập trắng hoa ban hay đến thăm một bản dân tộc Thái, thưởng thức một món
ăn truyền thống của đồng bào Thái, hòa vào hội vui cùng nắm tay múa xòe, nhảy sạp
với các thiếu nữ Thái thì coi như chưa đến Điện Biên.
Mùa cốm Tây Bắc - Nét văn hóa ẩm thực của dân tộc miền cao (Đàm Minh Phiếu)
Hội Cốm Tây Bắc
Những người “sành điệu” với du lịch Tây Bắc thường nói rằng
lên Tây Bắc phù hợp nhất là vào mùa tháng Chín đến sau Tết Nguyên đán.
Vào thời điểm này, ngoài tiết trời khô ráo thuận lợi cho
leo núi và du lịch bản làng còn có một lý do quan trọng khác, đó là mùa các
chân ruộng bậc thang vào độ chín, mùa bản làng Tây Bắc rộn ràng hương lúa mới với
nét văn hóa bản địa độc đáo là hội cốm (ăn mừng cơm mới) của đồng bào các dân tộc
Tày, Thái, Nùng, Giáy, Mông...
Không gian văn hóa nhà sàn vùng Tây Bắc (Hoàng Minh Thắng)
Các dân tộc ở vùng Tây Bắc nước ta phổ biến là sống trong
kiến trúc nhà sàn. Cấu trúc nhà sàn tuy có đôi nét khác biệt giữa các dân tộc
nhưng về đặc điểm cư trú của các làng bản nhà sàn cơ bản lại có nhiều nét tương
đồng, đó là họ thường cư trú quần tụ theo từng tộc người, từng họ bên những dải
đất bằng gần những con suối, những cánh đồng bằng phẳng, lưng nhà tựa vào thế đất
cao.
Lễ Hội Lồng Tồng Của Dân Tộc Tày Ở Tây Bắc (Hoàng Lê)
Lễ hội lồng tồng hay còn gọi là hội xuống đồng, là một lễ hội
truyền thống của dân tộc Tày. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào những ngày đầu
tháng giêng, kéo dài đến đầu tháng hai âm lịch. Đây là hoạt động tín ngưỡng cầu
trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
Ẩm thực của người Tày (Đàm Thúy Lượng)
Thịt treo ở đầu bếp của gia đình ông Hồng.
Độc đáo ẩm thực của người Tày
Ngay
đầu bếp, ở nơi thoáng gió, một dãy thịt heo ba chỉ thái từng thẻ dài treo thẳng
tắp. Heo làm thịt xong tuyệt đối không được rửa qua nước, chọn thịt ba chỉ lúc
còn ấm, thái từng thẻ nhỏ ướp nước mắm, muối để qua đêm. Sáng hôm sau lấy dây lạt
xâu qua các thẻ thịt treo ở nơi thoáng gió (nên gọi là thịt treo) khoảng 1-2
ngày là có thể mang ra chế biến. Mùa lạnh món ăn này có thể để ăn dần 2-3 tháng,
còn mùa nắng thì chỉ ăn được trong tháng. Thịt treo để càng lâu càng có màu hồng
tươi, khi chế biến không hề mất hương vị thơm ngon của thịt.
Thịt trâu sấy
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản vùng Tây Bắc. Món này
thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi.
Thịt trâu sấy vừa tới, không cứng, ăn còn nguyên vị ngọt của thịt tươi. Từng
thanh được tẩm gia vị đặc biệt dậy mùi hạt dổi, ớt khô, hạt mắc khén….
Thịt lợn cắp nách
Nếu lần đầu nghe thấy cái tên “Lợn cắp nách”, chắc nhiều
người miền xuôi sẽ không hiểu, nhưng với người dân vùng Tây Bắc, đặc biệt là đối
với người Lai Châu đều biết đó là tên một loại đặc sản tạo nên hương vị đặc
trưng không thể quên với ai đã từng một lần được thưởng thức.
Lợn
cắp nách hay một số vùng gọi là lợn lửng là loại lợn đặc sản có nhiều ở vùng
cao, đặc biệt là Lai Châu.
Cá suối nướng
Nếu có dịp ghé thăm Mường So - Phong Thổ - Lai Châu, mà
không được thưởng thức món Pa pỉnh tọp hay chính là món cá suối nướng thì quả
thật là một thiếu sót.
Từ
xa xưa người Thái thường định cư ở các thung lũng, ven con sông, con suối nên cá
và các loại thủy sản khác luôn là nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu với
đời sống hàng ngày.
Măng đắng
Cái vị đắng ấy, ăn vào một lần là nhớ mãi. Cái vị đắng ấy,
bắt đầu nơi đầu lưỡi rồi chuyển thành vị ngòn ngọt lan tỏa khắp khoang miệng.
Cái vị đắng ấy là hương vị đặc trưng của món măng đắng, một sản vật của núi rừng
Tây Bắc.
Theo
người già trong bản kể lại rằng:
Ẩm thực Lai Châu
Lai Châu vùng đất nơi địa đầu tổ quốc với 20 dân tộc anh
em cùng sinh sống như: Thái, Tày, Nùng, Lự, Mảng, Kháng, Kinh... Chính điều này
đã mang lại cho Lai Châu sự phong phú đa dạng về văn hóa, bởi vậy đến với vùng
đất này, bạn không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mà
còn được hòa mình vào các hoạt động văn hóa đa dạng đặc sắc của các dân tộc
Rêu đá
(laichau.gov.vn) Người Thái ở Tây Bắc nói chung và Lai
Châu nói riêng có nét văn hóa ẩm thực rất đặc sắc. Đó có thể là món măng đắng,
là thịt treo gác bếp, là cá suối nướng… Nhưng có một món ăn ít được biết đến
hơn, không phải vì nó kém ngon mà chính vì tính độc đáo do số lượng có hạn và
thời gian bảo quản ngắn của nó, đó là món “rêu đá”.
Khâu nhục
(lichau.gov.vn) Nếu có cơ hội ghé thăm bản người Nùng ở Tam Đường - Lai Châu và được thưởng thức một bữa cơm với các món ăn truyền thống của dân tộc Nùng, chắc hẳn sẽ có món “khâu nhục”, một trong những món ăn hấp dẫn bậc nhất khiến bạn không thể quên lúc trở về.
Đặc sản lạp xường gác bếp dân tộc Tây Bắc (Đàm Minh Phượng)
Vào những ngày trời đông lạnh đến tê người, được ngồi sưởi ấm bên
bếp lửa than hồng và thưởng thức vị ngọt ngon béo ngậy của lạp xưởng thì còn gì
tuyệt vời hơn nữa. Đây cũng là một trong những lý do vì sao mà dù có thể dễ
dàng mua được lạp xưởng ở bất kỳ đâu chẳng hạn như siêu thị nhưng người ta vẫn
sẵn sàng lặn lội hàng trăm, hàng ngàn cây số để đến và thưởng thức lạp xưởng
gác bếp của vùng núi rừng Tây Bắc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Thái Tây Bắc (Đàm Minh Phiếu)
Văn
hóa Việt Nam là sự tổng hòa các giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh
em. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử với truyền thống đòan kết, cộng đồng các
dân tộc trong đại gia đình Việt Nam chúng ta luôn gắn bó với nhau trong suốt
quá trình đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập
và xây dựng, phát triển đất nước.
Các dân tộc Tây Bắc
nói chung và đồng bào dân tộc Thái sinh sống trên địa bàn nói riêng là những
con dân Việt Nam cần cù chịu khó, gắn bó hoà đồng; là những con người vị tha,
yêu thương và đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đó cũng chính là những phẩm chất của
người Việt Nam.
Cộng đồng các dân tộc ở Điện Biên (Hoàng Thanh Bình)
Điện Biên là nơi hội tụ sinh sống của 21 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc
có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa… tạo thành bức
tranh đa sắc màu cho nền văn hóa Điện Biên.
1. Dân tộc Thái
Dân tộc Thái cư trú ở vùng Tây Bắc đã hơn chục thế kỷ. Ở Điện
Biên, dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông nhất, chiếm 38,4% dân số toàn tỉnh.
Hiện nay dân tộc Thái sinh sống ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh (tập trung ở
huyện Điện Biên và Tuần Giáo). Người Thái còn có các tên gọi khác là Táy, Hàng
Tổng, Pa Thay, Thổ Đà Bắc. Tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tày – Thái.
Vẻ đẹp trong trang phục phụ nữ Tây Bắc (Lý Hải Ninh)
Khi đàn chim én bay về đón làn gió ấm mùa xuân. Khi hoa
đào, hoa mận nở bừng trong các thung lũng, bản làng, cũng là thời điểm các cô
gái vùng cao mặc những bộ váy áo với trang sức thật đẹp, rộn rã cùng nhau đến
những phiên chợ Tết để mua sắm và gặp gỡ. Sau một năm lao động chăm chỉ miệt
mài, mùa xuân thực sự là mùa của gặp gỡ, mua bán và vui chơi. Khắp nơi trên
vùng đất Lào Cai - một vùng cửa ngõ biên cương của Tổ quốc - chúng ta bắt gặp rất
nhiều những phiên chợ Tết đông vui. Từ Bắc Hà, đến SaPa... không khí mùa xuân tràn về khắp mọi
nẻo đường, trên từng gương mặt của người già và những cô gái trẻ, trên từng vẻ
rực rỡ của váy áo và trang sức.
Nhà "người âm" của dân tộc Nùng (Văn Hóa Đông Bắc)
Người nhà và họ hàng cắm nhanh xung quanh để tỏ lòng thành
kính. Làm lễ lần cuối cùng để hỏa táng nhà táng cho cha mẹ.
Bao đời nay, nhà táng hay còn được gọi là nhà "người
âm" của đồng bào dân tộc Nùng thuộc xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình (Lạng
Sơn) là một nét văn hóa độc đáo trong lễ ma chay để đưa người quá cố về với cõi
âm.
Cọn nước - Công trình sáng tạo độc đáo của đồng bào Tây Bắc (Minh Hà)
Có dịp đặt chân đến với những bản làng ở vùng cao Tây Bắc,
một trong những điểm nhấn có sức hút mạnh mẽ đối với du khách chính là hình ảnh
những chiếc cọn nước bình dị ngày đêm miệt mài “cõng nước” giúp phục vụ đời sống,
sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Tây Bắc…
Cọn nước luôn là hình ảnh gần gũi đối với đồng bào các dân tộc Tây
Bắc. Ảnh MH
Theo nghiên cứu, cộng đồng các dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng,
Dao… ở khu vực miền núi Tây Bắc được coi là những người làm cọn nước giỏi nhất
với những cọn nước đủ các kích thước và hoạt động rất hiệu quả.
Cơm lam vùng Tây Bắc (Thanh Giang)
Gạo nếp vo sạch và ngâm 6 – 8 tiếng sau
đó cho vào ống nứa rồi cho nước xâm xấp mặt gạo.
Lên Tây Bắc, đến với các tộc người Thái, Mường, Nùng,
Tày, La Ha, Mảng... bạn sẽ được người bản địa đãi món cơm lam, món ăn dân
dã nổi tiếng của người vùng cao.
Với tộc người Thái, để làm món cơm lam thì việc đầu tiên
phải chọn ống nứa tươi, có vỏ ngoài xanh đậm, chặt dài khoảng 30 phân là được. Kế
đến là khâu chọn gạo nếp. Gạo để làm cơm lam là loại nếp cái hoa vàng, hạt tròn,
mẩy, màu trắng sữa và có mùi thơm.
Khám phá phong tục ma chay kỳ lạ của đồng bào miền núi (Cao Tuấn)
- Sau 12 ngày, thi thể người chết mới được chôn cất, tắm rửa
bằng lửa cho người chết... là những phong tục của người miền núi.
Người dân tộc phía Tây tỉnh Phú Thọ có tục
chèo đò chở linh hồn người đã khuất về miền cực lạc. Một người trong đội nhạc
hiếu cải trang thành người lái đò và bắt đầu thực hiện nghi thức, những người
thân đưa tiễn người thân trên con đường được trải bằng tiền thật.
Rượu Ba Kích rừng
Trị bệnh huyết áp cao
Sâm cau tiêu mao, tri mẫu, dâm dương hoắc, đương quy, mã kích,
hoàng bá mỗi vị thuốc 12gr đem sắc với khoảng 600 – 700ml nước cho đến khi chỉ
còn khoảng 200ml đến 300ml nước. Mỗi ngày uống ba lẫn, mỗi lần khoảng 70ml đến
100ml. Uống liên tục trong vòng 3 tháng. Thường xuyên kiểm tra huyết áp để nắm
được tình trạng bệnh khi sử dụng thuốc.
Rượu Chuối hột rừng
Nguồn Gốc:
Chuối hột rừng là loại cây quen thuộc mọc tại vùng núi Tây
Bắc, cây cao từ 3-4m, mọc tự nhiên rất nhiều và rất dễ phát triển tại các vùng
đồi núi, hoa chuối rừng mọc thẳng đứng và có màu đỏ.
Quả chuối hột có rất nhiều hạt, khi chín cũng có màu vàng.
Hạt to 3-5cm , vỏ màu den bên trong có bột trắng.
Rượu Táo Mèo khô
Nguồn Gốc:
Làm từ quả táo mèo tươi, loại quả còn gọi là Sơn Tra mọc
tự nhiên và trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Lao Cai, Hòa Bình, Sơn
La, Yên Bái…nơi có khí hậu mát mẻ, ở độc cao trên 1000m.
Rượu Ba Kích
Bộ phận ngâm rượu:
Rễ của cây ba kích ( loại rễ to, cùi dày và màu tía là tốt
nhất ).
Màu Sắc:
Khi ngâm lâu rượu chuyển dần từ màu nâu đậm sang màu xanh
tím.
Rượu Cần
Hương Vị:
Thứ rượu cần thơm ngon, uống vào cho mùi vị nồng ấm, ngọt
ngào mà sảng khoái.
Nồng Độ:
Nồng độ rượu từ 7 – 16, nếu quý khách muốn uống được
nhiều và đậm hơn, quý khách dùng rượu đế hoặc bia đổ vào trước khi đổ nước.
Rượu Chuối Hột
Màu Sắc:
Rượu khi ngâm đạt thì có màu nâu đỏ hoặc nâu thậm tùy thuộc
vào thời gian ngâm rượu.
Hương Vị:
Khi uống từng ngụm nhỏ và giữ trong khoang miệng từ 3-5 sẽ
cảm nhận được vị ngọt từ chuối ngâm.
Rượu chạy vào cơ thể đến đâu ta sẽ cảm nhận được hơi ấm lan
tỏa trong cơ thể tới đó. Đặc biệt rượu ngâm lâu không sốc, uống rất đầm và êm.
Rượu Kim Sơn
Màu Sắc:
Có màu trong tự nhiên.
Hương Vị:
Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu
càng to thì độ rượu càng cao.
Rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Đặc
trưng của rượu là càng để lâu càng ngon.
Rượu Ngô Bắc Hà
Màu Sắc:
Rượu bản phố có màu trong như nước suối.
Hương Vị:
Hương thơm nồng nàn quyến rũ, uống vào không gắt không chua
sau đó có cảm giác êm dịu. Rượu ngô nơi đây say lâu nhưng không làm người ta
ngu muội mà cảm giác vẫn sảng khoái.
Rượu San Lùng
Ý nghĩa tên rượu:
Cái tên San Lùng là gọi theo tên thôn, nó có ý nghĩa là Tam
Long theo tiếng hán (三 龙 Shànlóng).
Theo truyền thuyết dân tộc Dao bản địa thì Rượu San Lùng nấu
để cúng thần tiên,trời đất, vì vậy rượu được nấu hết sức công phu, không chỉ
mang ý nghĩa ẩm thực,mà còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa.
Rượu Táo Mèo
Màu Sắc:
Rượu Táo Mèo có màu nâu đỏ hoặc nâu đậm, nhìn sóng sánh rất
đẹp mắt.
Hương vị:
Rượu có vị thơm, vị chua chua chát chát của Táo Mèo và vị nồng
êm của rượu kim sơn ( loại rượu để ngâm táo mèo).
Rượu Ngô Hà Giang
Những người phụ nữ mông bên chảo ngô
|
Cao nguyên đá Hà Giang một vùng đất đẹp như trong huyền thoại
hiện lên trước mắt du khách là cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ, những điệu múa
xòe bốc lửa của những người con gái Mông trong bộ váy dân tộc truyền thống đầy màu sắc. Và
không thể không nhắc đến danh tửu nổi tiếng nơi đây rượu ngô hà giang, đặc
sản của cao nguyên đá làm vương vấn thực khách tới nơi đây.
Rượu Táo Mèo và tác dụng
Thời gian gần đây ruoutaomeo.com nhận được rất nhiều câu hỏi
của các du khách du lịch về tác dụng của quả táo mèo, điển hình
như: ” Khi tôi du lịch lên Sa Pa, thường thấy người dân địa phương bày bán các sản phẩm liên quan đến quả sơn
tra như rượu, ô mai, mứt, dấm…cho du khách. Không biết loại quả đặc sản này có
nguồn gốc thế nào, và nó có phải có nhiều tác dụng chữa bệnh như người ta thường
nói không? Cụ thể là công dụng của nó ra sao? Và có phải ai cũng dùng được
không?”.
Lên Tây Bắc thưởng thức "mực rừng" (Nông Thế Lượng)
Đó là món thịt trâu sấy trên rựa bếp của người Tày vùng Tây
Bắc
Người vùng cao Tây Bắc vẫn gọi món ăn này là "mực của
rừng" là bởi vì khi ăn cũng nướng, cũng đập đập rồi dùng tay xé thành từng
miếng nhỏ chấm với tương ớt cùng cái xuýt xoa nơi đầu lưỡi.
Mười (10) món ăn đặc sản độc đáo của tỉnh Bắc Kạn (Thanh Xuân)
1. Rau sắng
Không giống như các loại rau khác chỉ cần trồng ngày một ngày hai
là được hái lá, rau sắng từ khi trồng đến khi được hái lá lần đầu tiên phải sau
ít nhất là 3-5 năm, và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn.
TÔN VINH VẺ ĐẸP TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG (Bích Khuyên)
Học sinh huyện Lâm Bình với trang phục truyền thống dân tộc
Tày và cây đàn Tính
Mỗi dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc đều có
những bộ trang phục truyền thống riêng thể hiện sự tinh tế và tôn lên vẻ đẹp của
người mặc, mang đậm bản sắc của mỗi địa phương. Chính vì thế, tại Chương trình
hợp tác phát triển du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” và Lễ hội Thành
Tuyên năm 2016 có nội dung trình diễn trang phục dân tộc.
Dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh (Hoàng Minh Thắng)
Dân tộc Tày:
Tên tự nhận: Người Tày ngày nay là sự tập hợp từ
nhiều thành phần như người Tày bản địa, người Tày từ các nước thuộc Bách Việt
xưa (ở phía nam Trung Quốc) thiên di sang Việt Nam…, nên tên tự nhận có các tên
sau: 1. Người Tày bản địa tự nhận là Thổ (土), xuất phát từ quan niệm họ là người
bản thổ (本土);
2.)Người Tày từ các nước thuộc Bách Việt xưa (ở phía nam Trung Quốc ngày nay)
thiên di sang Quảng Ninh tự nhận là Phén nhằn (偏人 - pian rén), theo âm Hán Việt: 偏 là Thiên, 人 là Nhân, 偏人 - Pian rén là Thiên nhân. Tên gọi
Phén là cách đọc và nói trại từ 偏 (Pian) thành Phén mà ra. Từ khi thành lập khu tự trị Việt Bắc
(1956) đến nay, tộc danh Tày đã được các nhóm có chung văn hóa gốc Tày cổ xác nhận
là tộc danh chính chức của dân tộc mình.
Giai điệu của “Trời” (Lý Thị Ninh)
Thầy Cao Xiêm, một thầy then nổi tiếng ở
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang thực hiện nghi lễ cúng then cho một gia đình người Tày.
Trong đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của
đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc, hát then được ví
là điệu hát của “thần tiên”, là giai điệu của “Trời”, nó bắt nguồn từ chính cuộc
sống lao động của họ, và gắn liền với họ từ lúc sinh ra cho đến tận lúc lìa đời.
Vì thế, người ta có thể tìm thấy trong then những giá trị nhân sinh quan mang
tính toàn cầu.
Đôi nét văn hoá truyền thống trong làng, bản người Tày Bắc Sơn tỉnh Lạng sơn (Quỳnh Sơn)
Cô gái Tày Lạng Sơn với trang phục dân tộc truyền thống
Đến với làng quê Bắc Sơn là đến với những mái nhà sàn san
sát, nép mình theo chân núi hay triền đồi. Khi bình minh lên, những mái nhà ẩn
hiện trong làn sương như một bức tranh thủy mặc làm say đắm lòng người. Ngôi
nhà sàn chính là nét văn hoá tiêu biểu trong làng, bản người Tày. Đây là loại
nhà phổ biến nhất của của người tày nói chung và người tày Bắc Sơn nói riêng.
Nhà sàn của cư dân Bắc Sơn được xây dựng khá công phu. Nhà được dựng bằng các
loại gỗ quí như: nghiến, lý, đinh...,
Dẻo thơm xôi ngũ sắc người Tày (Triệu Minh Bắc)
Xôi ngũ sắc là món ăn quan trọng không thể thiếu của dân tộc
Tày trong các dịp lễ tết, hội hè...
Những nét đặc sắc về văn hóa của người Tày không những được
thể hiện trong các hội làng, những điệu ca hát đối đáp, hát ví, hát then mà còn
trong cả những nét văn hoá ẩm thực. Và xôi ngũ sắc là một sản phẩm đặc trưng của
người Tày.
Đặc trưng văn hoá các dân tộc Tây Bắc (Lâm Bá Nam)
Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Điện Biên, Lai
Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái và miền núi Thanh Nghệ. Về mặt địa lý,
có thể nói, Tây Bắc là vùng có quá trình kiến tạo khá phức tạp và là vùng núi
cao hiểm trở nhất Việt Nam. Nói một cách chung nhất, đây là “miền đất của những
núi cao và cao nguyên “(Lê Bá Thảo), là một khối liền mạch núi sông kéo dài từ
Vân Nam (Trung Quốc) được cấu tạo theo hướng Tây Bắc-Đông Nam song song với
thung lũng sông Hồng. Từ Đông sang Tây được đánh dấu bởi dãy núi cao Hoàng Liên
Sơn dài 180 km có đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Việt Nam. Xen giữa dãy Hoàng Liên
và dải cao nguyên phía Tây là các vùng bồn địa
Những kiêng kỵ khi đến các bản làng dân tộc (Anh Phương)
Người Dao đỏ ở Sa Pa
nâng chén rượu mời khách.
Người dân bản làng ở vùng núi tây bắc rất thân thiện, cởi
mở nhưng có nhiều phong tục cần kiêng kỵ. Nếu hiểu được những phong tục, tập
quán của họ, chuyến đi của bạn càng thêm thú vị.
Trang phục
Khi vào thăm bản làng dân tộc ở vùng núi phía Bắc, bạn
không nên mặc loại lanh trắng chưa nhuộm vì người dân tộc cho đó là màu sắc của
tang lễ.
Điểm danh các dân tộc chính ở Sapa (Vi Thị Ngoan)
Dân tộc H’mông ở Sapa
Sapa nằm ở vùng núi phía Tây Bắc nước ta với cảnh quan
thiên nhiên kì vĩ và con người mộc mạc, bình dị. Ở Sapa tập trung khá nhiều dân
tộc thiểu số sinh sống, các dân tộc này có nhiều phong tục tập quán kì lạ,bí ẩn
khiến nhiều du khách luôn tò mò muốn khám phá. Cùng du lịch Sapa điểm danh các dân tộc chính ở Sapa
1. Dân tộc H”mong(H’mong đen)
Lối giáo dục trong ca dao, tục ngữ Tày vùng hồ Ba Bể (Minh Nguyệt)
Một góc hồ Ba Bể
Tục ngữ của người Tày vùng
hồ Ba Bể có số lượng phong phú, chủ đề đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc
sống. Có thể nhận thấy một điều: Dù chân thực, giản dị nhưng ca dao, tục ngữ
Tày vùng hồ Ba Bể cho thấy người dân nơi đây có những lối suy nghĩ không kém phần
sâu sắc.
Độc đáo Tết của người Tày, Nùng (Thu Lan)
Lê hội Tồng Lồng của người Tày – Nùng
Dân tộc Tày, Nùng cư trú chủ yếu ở Việt Bắc. Giống
nhiều dân tộc anh em khác, đồng bào ăn tết Nguyên Đán to nhất trong năm. Bởi họ
quan niệm đây là cái Tết kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới. Những ngày Tết
của họ gắn liền với một số phong tục thờ cúng, vui chơi, ăn uống… giàu bản sắc
dân tộc.