Trong buổi lễ, các thiếu nữ Lô Lô diện những bộ trang phục truyền thống luôn nhảy múa nghi lễ theo nhịp trống đồng.
Lễ cúng tổ tiên là một trong những sinh hoạt
thuộc các nghi lễ vòng đời của người Lô Lô (Hà Giang), mang tính giáo dục
cộng đồng hướng về nguồn cội, biết ơn tổ tiên, giáo dục đạo lý uống nước nhớ
nguồn, tạo sự cố kết cộng đồng… Đây là một nghi lễ cổ truyền, một tập tục truyền
từ đời này sang đời khác, trở thành nét đẹp văn hoá tinh thần, thường được tổ
chức hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán và ngày Rằm tháng 7 (Âm lịch) tại các gia
đình trưởng họ.
Là 1 trong 17 dân tộc chung sống trên Cao
nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), dân tộc Lô Lô là một dân tộc có mặt sớm và có
công khai khẩn ở vùng cao biên giới cực Bắc địa đầu của Tổ quốc, nơi có vị trí
rất quan trọng về mặt chính trị, an ninh, quốc phòng của Quốc gia. Người Lô Lô,
xã Lũng Cú (Đồng Văn) hiện có 86 hộ với 371 nhân khẩu, 7 dòng họ cùng sinh sống
là Vàng, Sình, Dìu, Làn, Mùng,
Giầu, Sính. Trải qua những thăng trầm của lịch sử,
thời gian, nhưng người dân nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của
dân tộc mình, trong đó phải kể đến một nghi thức quan trọng của đồng bào là Lễ
cúng Tổ tiên. Việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nghi thức, một tập tục
truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét đẹp văn hoá tinh thần.
Ông Sình Dỉ Gai, trưởng thôn Lô Lô Chải
(xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), cho biết: Đối với người Lô Lô, lễ
cũng tổ tiên được tổ chức đêm 30 Tết là quan trọng nhất. Người Lô Lô cho rằng,
tổ tiên là những người thuộc các thế hệ trước, đã sinh ra mình và chia thành
hai hệ: tổ tiên gần (duỳ khế) – các ông tổ 3 đến 4 đời và tổ tiên xa (pờ xi) –
những ông tổ từ đời thứ 5 hoặc thứ 6 trở đi. Các gia đình Lô Lô thường lập bàn
thờ tổ tiên ở sát vách của gian giữa, đối diện cửa chính, có những hình nhân bằng
gỗ, được cắm hoặc cài ở vách phía trên bàn thờ để tượng trưng cho linh hồn tổ
tiên. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Lô Lô tin rằng con người có hai phần,
thể xác và linh hồn, phần thể xác là cuộc sống nơi trần gian và mang tính tạm
thời, ngược lại phần hồn mới thuộc cõi vĩnh hằng, người thân sau khi chết sẽ
thuộc về thế giới khác, và nó tác động đến đời sống vật chất, tinh thần của con
cháu trên trần gian. Vì vậy hàng năm con cháu và những người thân thuộc thường
tổ chức Lễ cúng Tổ tiên để tưởng nhớ những người đã khuất và để bày tỏ tấm lòng
thành kính tổ tiên của con cháu. Tuy mọi gia đình Lô Lô đều có ban thờ tổ tiên,
nhưng Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô thường được tổ chức tại nhà trưởng họ (thầu
chư) và được dòng họ chuẩn bị trước cả năm. Theo lệ thường, khi làm lễ, trưởng
họ sẽ là người đứng ra sắm lễ, các gia đình trong dòng họ đóng góp theo khả
năng. Lễ vật bắt buộc phải có để dâng cúng tổ tiên gồm: 1 con bò, 1 con lợn, 1
con gà, xôi, rượu, tiền vàng (phíu khí), đèn dầu và một loại hiện vật không thể
thiếu được đó là đôi trống đồng (gồm một chiếc trống đực và một chiếc trống
cái). Đối với dân tộc Lô Lô, trống đồng là biểu tượng của vũ trụ, của con người
và được thần linh hóa cả hình dáng lẫn tiếng nói.4
Tại lễ cúng, các gia chủ phải mượn những
thanh niên trai tráng, khỏe mạnh hóa trang thành người rừng, hay còn gọi là “ma
cỏ” (Ghà Lu Ngang) để múa nghi lễ. Người Lô Lô quan niệm, “người rừng” hay “ma
cỏ” đó là nguồn cội của tổ tiên xưa ở trên rừng, lấy cây cỏ làm quần áo, nên
ngày nay làm lễ muốn tổ tiên về được thì phải có “ma cỏ”là người dẫn đường, là
cầu nối giữa con cháu trên trần gian với tổ tiên, người chết mới có người dẫn
đường chỉ lối về nhận tổ tiên ở thế giới bên kia. Lễ cúng tổ tiên, mời và nhờ
người hóa trang thành. Những người hóa trang “ma cỏ” sẽ cùng nhau đi tìm loại cỏ
“Su choeo” trên núi “Chun ta” (đỉnh núi có tên gọi là núi “Sống lưng”). Đây là
một loại cỏ dài, mềm, dai, để bện quanh người thành trang phục che kín khắp người.
Khi hoá trang xong, “ma cỏ” sẽ nhảy lễ cho đến khi kết thúc Lễ cúng tổ tiên.
Trong giai đoạn đó, họ không được phép ăn, nói; đi đứng không được vấp ngã, vì
nếu vấp ngã hoặc bị nhận dạng thì năm đó sẽ gặp xui xẻo.
Những thanh niên trai tráng, khỏe mạnh hóa
trang thành người rừng, hay còn gọi là “ma cỏ”Những thanh niên trai tráng, khỏe
mạnh hóa trang thành người rừng, hay còn gọi là “ma cỏ”
Lễ cúng tổ tiên gồm 3 phần lễ chính: Lễ hiến
tế tổ tiên; lễ tưởng nhớ tổ tiên; lễ tiễn đưa tổ tiên. Tối hôm trước, thầy cúng
phải tiến hành lễ báo với tổ tiên và mời tổ tiên về dự lễ, lễ vật chính là 1
con gà được cắt tiết, 1 bát tiết gà và 3 chén rượu. Ngày lễ thường diễn ra cả
ngày hôm trước đến rạng sáng ngày hôm sau là kết thúc. Trong suốt thời gian diễn
ra buổi lễ, đoàn múa nghi lễ gồm các “ma cỏ”, các thiếu nữ Lô Lô diện những bộ
trang phục truyền thống luôn nhảy múa nghi lễ theo nhịp trống đồng.
Lễ vật thờ cúng tổ tiênLễ vật thờ cúng tổ tiên
Mở đầu của Lễ cúng tổ tiên là Lễ hiến tế tổ
tiên: thầy cúng chính làm thủ tục cúng trước sự chứng kiến của dòng họ và cộng
đồng để báo cáo, mời tổ tiên về dự lễ và hưởng lễ vật do con cháu dâng lên. Sau
đó, nghi thức đánh trống đồng được tiến hành. Thầy cúng nhận 2 chén rượu uống cạn
và nổi trống, trong khi những người phụ nữ trong nhà mặc trang phục truyền thống,
nhảy múa và hành lễ theo nhịp trống cùng đoàn “ma cỏ”. Khi thầy cúng dứt lời mời
và báo cáo với tổ tiên, gà được mang đi để làm lễ chín. Gà luộc xong, đôi cánh
được dâng lên bàn thờ và thầy cúng làm tiếp nhiệm vụ của mình là dâng cúng tổ
tiên đôi cánh. Tiếp đó, con lợn còn sống được đưa ra giữa sân để hiến tế cho tổ
tiên. Lợn được chọc tiết giữa sân và thầy cúng báo cáo với tổ tiên là con cháu
trong dòng họ dâng tổ tiên con lợn – tượng trưng cho con vật để tổ tiên nuôi ở
cõi vĩnh hằng. Trong lúc thầy cúng đọc lời khấn dâng lễ, toàn thể trẻ em trong
họ có mặt tại buổi lễ quỳ xuống, khoanh tay trước ngực, cúi mặt lắng nghe đến hết
bài cúng, mới được ngẩng mặt lên và đứng dậy. Vật hiến tế tiếp theo là một con
bò, được chọc tiết ngay tại sân. Mục đích của việc con cháu hiến tế bò là mong
muốn dâng thức ăn cho tổ tiên trên đường bay về trời, trở về cõi vĩnh hằng.
Tiếp theo là lễ tưởng nhớ tổ tiên. Lễ này
do cộng đồng người Lô Lô trong bản cùng với đoàn múa nghi lễ thực hiện. Đoàn
múa liên tục đến chiều, cũng là thời điểm kết thúc “Lễ tưởng nhớ tổ tiên”. Nhờ
niềm tin tâm linh và lòng nhiệt tình mà suốt một ngày lễ, đoàn múa nghi lễ vẫn
múa dẻo, nhịp nhàng theo nhịp trống, không hề thấy mệt mỏi.
Khi màn đêm buông xuống, Lễ tiễn đưa tổ
tiên được bắt đầu trong tiếng trống đồng. Giữa sân, gia chủ đốt một đống lửa lớn
và thầy cúng thưa với tổ tiên về việc “con cháu dâng lễ vật phẩm, tiền, vàng để
tiễn đưa tổ tiên trở về trời; xin tổ tiên nhận lễ vật do con cháu trong dòng họ
dâng lên, người dẫn đường đã có, tổ tiên hãy về trời và hãy phù hộ cho con cháu
ở trần gian, tổ tiên hãy yên tâm ở cõi vĩnh hằng…”. Sau đó, thầy cúng đốt tiền,
vàng và lễ cúng kết thúc vào lúc rạng sáng hôm sau.
Lễ vật
sau khi hiến tế tổ tiên được chế biến thành các món ăn để cảm ơn bà con dân bản
và chia đều cho những người đã giúp dòng họ làm lễ, như thầy cúng, người hoá trang Ma cỏ, đầu bếp, người
đánh trống đồng, người cho mượn trống đồng… và mời mọi người đến dự lễ ăn cơm,
uống rượu chia vui với gia đình…
Khi
kết thúc lễ cúng tổ tiên thì trời cũng rạng sáng, mọi người ra về với niềm tin là tổ tiên đã vui mừng
cùng con cháu và đã yên tâm trở về cõi vĩnh hằng, phù hộ cho con cháu trong gia
đình, bà con trong bản mạnh khỏe, mùa vụ bội thu, chăn nuôi gia súc, gia cầm
sinh sôi…5 (2)
Với
những nét đặc trưng riêng có, lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô đã thể hiện được
bản sắc văn hóa hết sức quan trọng, tăng tính cố kết của cộng đồng làng xã. Lễ
cúng tổ tiên của người Lô Lô ở xã
Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là di sản văn hoá phi vật thể thuộc loại
hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng,
đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá
phi vật thể quốc gia năm 2012.
Hoàng Dương (sư tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét