Cách đây hơn một vạn năm, những người con đất Việt đã sản
sinh ra một nền văn hóa nổi tiếng, đó là văn hóa Hòa Bình. Hòa Bình là nơi cộng
cö của nhiều dân tộc, đặc biệt là dân tộc Mường với những giá trị văn hóa đặc sắc
tiêu biểu, rất phong phú đa dạng mang màu sắc độc đáo, riêng biệt.
Đến đây chúng ta không chỉ được chiêm ngöỡng những vẻ đẹp tuyệt vời do thiên
nhiên tạo, mà còn đợc sống trong một nền văn hóa đặc sắc của người Mường được
truyền lại qua bao thế hệ. Nền văn hóa ấy có từ khi người Mường biết ca lên bài
ca Đẻ đất đẻ nước, biết trồng hạt lúa cây ngô, để hôm nay vẫn vươn lên một sức
sống lâu bền và mạnh mẽ.
Người Mường có cùng nguồn gốc với người Việt cổ, có chung
một nền văn hóa rộng lớn, trải dài suốt bao thế kỷ. Thấm đậm dòng máu con Lạc
cháu Hồng, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước vươn lên chiến thắng thiên nhiên.
Cùng nhau xây dựng bản làng, để hôm nay có được những cánh đồng bát ngát, những
con đường trải dài ven núi, rộn rã người đi. Người Mường chủ yếu cư trú ở các
vùng thung lũng, những dải đồi thấp ven núi, vì vậy từ trước tới nay, cư dân Mường
sống bằng nghề nông nghiệp, trồng lúa và kết hợp làm nương rẫy. Bản làng được tập
trung ở chân núi với hướng nhà nhìn ra cánh đồng hay dòng suối. Chính vì điều
kiện cư trú như vậy, nên nền văn hóa Mường mang đậm nét bản địa, bó gọn lại
trong các Mường và lưu truyền nó qua cuộc sống hàng ngày trong từng nếp ăn, nếp
nghĩ, vì vậy đó là một nền văn hóa hết sức giản dị mộc mạc mà độc đáo.
Truyền thuyết kể lại rằng, có một người thợ săn, bắt được
con rùa đen, định đem về làm thịt, rùa thưa : Tôi biết kiểu làm nhà, xin ông thả
tôi ra, tôi bày cho kiểu dựng : 4 chân tôi làm lên cột cái, nhìn qua đuôi làm
trái, nhìn lại mặt làm cầu thang, cửa sổ, nhìn xương sống làm đòn nóc dài dài.
Muốn làm mái thì trông vào mai, nhìn sườn dài sườn cụp mà xếp làm rui, vào rừng
lấy gianh lấy nứa mà làm vách, lấy trục vớt buộc kèo.
Đến với vùng Mường hôm nay, ta vẫn được nhìn thấy thấp
thoáng những ngôi nhà sàn dựa lưng vào núi, nhìn ra cánh đồng bát ngát... nhưng
cách bố trí chỗ ăn, ở, chăn nuôi đã khác xưa. Chuồng trâu được làm riêng biệt
cách xa khu nhà ở, xung quanh nhà là cây cối bốn mùa đơm hoa, kết trái. Ngôi
nhà sàn dựng theo kiểu truyền thống của người Mường, vì được bố trí khéo léo
nên không gian rất thoáng đãng và đặc biệt tiện lợi. Với đặc trưng kiểu nhà
này, người Mường đã tạo nên cho mình một tập quán riêng trong sinh hoạt hàng
ngày cũng như trong lao động sản xuất, vừa trồng lúa, làm nương rẫy, vừa chăn
nuôi gia súc gia cầm. Để gặt lúa người Mường sáng tạo ra nhiều công cụ tiện lợi
và cho năng suất cao. Đó là chiếc quào, một loại hái có cán dài cho phép cắt cả
những bông lúa lớn. Tháng 9 lúa trổ, tháng 10 lúa chín rực rỡ đầy đồng cho những
hạt lúa trắng phau. Sau những tháng ngày vất vả, mùa bội thu là một niềm vui
không gì sánh nổi bởi đó là lúc được hưởng những thành quả lao động do bàn tay
mình làm ra. Với người Mường, hoạt động nông nghiệp cũng là một nền tảng của âm
nhạc. Âm thanh rộn ràng của cuộc sống hàng ngày gợi lên niềm vui của một mùa gặt
mới, đúm vừa là một công cụ giã gạo lại vừa là một nhạc cụ. Âm nhạc và ca hát
luôn có mặt trong cuộc sống hàng ngày, gắn bó mật thiết với cuộc sống lao động.
Niềm vui được mùa cũng là dịp để người Mường trình diễn các hoạt động nghệ thuật
độc đáo của mình.
Trong hoạt động nông nghiệp, người Mường
sử dụng một loại lịch tre rất đặc biệt. Người Mường không chỉ dùng loại lịch
tre tính ngày cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn sử dụng nó trong các
ngày lễ quan trọng của một đời người. Đám cưới của người Mường được diễn ra
trong không khí tươi vui tưng bừng của Mường trên, Mường dưới rộn rã náo nức.
Nàng dâu được mẹ chồng quý sẽ được mẹ chồng rót nước rửa chân cho trước khi lên
nhà, trao cho chiếc vòng tay ngụ ý chúc đôi vợ chồng trẻ mãi, khăng khít hạnh
phúc. Từ nay trong gia đình có thêm nàng dâu mới, có đủ thủ tục cưới xin, từ
đây hai người chính thức nên vợ nên chồng trước sự chứng kiến của hai bên gia
đình họ tộc, của xóm dưới, làng trên. Trong ngày vui là dịp để mọi người được
thưởng thức những áng mo bất hủ sử thi thần thoại, thể hiện cách nhìn nhận của
người Mường về cuộc sống, về vũ trụ có ý nghĩa rất sâu sắc. Đồ vật của thầy mo
làm lễ là những vật được lấy từ thiên nhiên, vì vậy khi lời thầy mo cất lên như
một sự giao hòa của đất trời với cuộc sống con người.
Hồi trống, hồi chiêng phát tang đã khép lại vòng quay cuộc sống của một đời người. Nó cũng báo cho cả Mường trên Mường dưới biết rằng một thành viên của họ đã ra đi vĩnh viễn, đó là sự chuyển dịch của con người từ Mường này đến Mường khác, từ Mường người đến Mường ma. Vì vậy tang lễ Mường mang không khí cộng đồng, chuẩn bị cho một người thân sắp sửa đi xa, đó cũng là quan niệm của người Mường từ thủa trước. Đối với người Mường trống đồng là một của gia bảo rất thiêng, và chỉ được đưa ra sử dụng trong những nghi thức tế lễ trọng thể. Người Mường vẫn còn giữ được những cách đánh trống đồng độc đáo, trong đó có cách múa trống rất sinh động. Trong âm thanh rộn ràng của trống đồng, cồng chiêng, điệu múa làm sống lại không khí tưng bừng của ngày hội xa xưa từ thủa khai thiên lập địa. Trong những mộ Mường cổ, người ta còn tìm thấy nhiều bảo vật quý. Người Mường và người Việt cổ có mối quan hệ vô cùng khăng khít, là chủ nhân của một nền văn hóa Đông Sơn được sản sinh từ nền văn minh nông nghiệp phát triển. Đất nước đang trên đà đổi mới, việc hội nhập với các nền văn minh trên thế giới cùng làm song song với việc gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
ĐỐ LÁ - MỘT SINH HOẠT VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI
MƯỜNG
Theo thư tịch cũ, ở đời Đường (Trung Quốc)
có trò chơi "hiệp hí". Nhưng thực ra thì đó là "bói lá" hơn
là trò đố lá. ở đó, vào mùa xuân, người ta bẻ cành lá để tính xem số lá bẻ được
là chẵn hay lẻ để bói toán xem sự may rủi...
Trò đố lá của người Mường không phải như
vậy .
Ở nước ta, trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du có câu thơ :
May thay giải cấu
tương phùng
Gặp tuần đố lá thỏa
lòng tìm hoa.
Rất tiếc là không được biết nội dung trò "đố lá" nói ở đây như thế nào ? Trò đố lá của người Mường là một sinh hoạt văn hóa rất vui nhộn, trẻ trung và bổ ích nhằm tìm hiểu môi trường thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Cụ thể ở đây là tìm hiểu cây cối và bảo vệ rừng. Trò đố lá này diễn ra trong cả năm nhưng tập trung vào mùa xuân khi đất trời vừa qua cái rét mùa đông, sang xuân ấm áp, cây cối nảy lộc ra lá. Tham gia trò chơi này gồm nhiều lứa tuổi, nhưng chủ yếu là lứa tuổi từ 13 đến 17 tuổi. Đó là lứa tuổi bước đầu đã có quan sát chút ít thiên nhiên xung quanh, nhưng còn chưa biết nhiều, cần phải có sự hiểu biết hoàn chỉnh hơn, trước khi bước vào tuổi thành niên. Cách chơi trò đố lá rất linh hoạt về số người tham gia, có trọng tài hay không có trọng tài, về thời gian dài ngắn không cố định, không gian chơi không cầu kỳ và cũng không cần rộng. Có điều cái khó của trò chơi này là trong một thời gian nhất định buộc người tham gia cuộc chơi phải tìm được nhiều lá về số lượng, nhưng không được trùng chủng loại và phải biết tên từng chiếc lá cây một cách nhanh chóng. Như vậy, làm cho người tham gia trò chơi phải biết nhiều loại cây. Rèn trí nhớ cho những người sắp bước vào tuổi người lớn cần hiểu biết thiên nhiên xung quanh mình, yêu và bảo vệ cây rừng tốt hơn. Trò chơi đố lá này trước Cách mạng Tháng Tám đến kháng chiến chống Pháp còn đang được thấy, ở tất cả các vùng Mường Thanh Hoá và Hoà Bình. Rất tiếc rằng gần đây chỉ còn lác đác vài nơi biết chơi.
Cách chơi trò đố lá có thể tóm tắt như sau :
- Số
người dự : Nếu chơi đơn, mỗi bên một người. Nếu chơi kép, mỗi bên một nhóm 2-3
người, có thể một nhóm nam, một nhóm nữ nhưng cũng có thể xen kẽ nam nữ trong
nhóm.
- Thời gian : Có 2 đoạn : thời gian đi trẩy lá độ 10 - 15 phút hoặc lâu hơn. Thời gian so lá kéo dài đến khi một bên hết lá thì thôi. Người chơi chỉ được ngắt lá còn nguyên cuống, không được bẻ cành.
- Thời gian : Có 2 đoạn : thời gian đi trẩy lá độ 10 - 15 phút hoặc lâu hơn. Thời gian so lá kéo dài đến khi một bên hết lá thì thôi. Người chơi chỉ được ngắt lá còn nguyên cuống, không được bẻ cành.
- Địa
điểm chơi còn gọi là áng chơi (sân chơi) : Một vạt đất bằng phẳng, dọn sạch sẽ,
rộng từ 1 - 3m2.
- Trọng
tài : Là một người lớn tuổi hơn trong số những người chơi, hiểu biết các loại
lá và nắm được luật chơi. Trọng tài có nhiệm vụ chọn địa điểm chơi, nơi có nhiều
loại cây quyết định thời gian đi trẩy lá, quyết định các hướng tìm lá cho mỗi
bên dự cuộc chơi, quyết định cho bên nào được ra lá trước, phân xử khi hai bên
không thống nhất tên lá và tuyên bố kẻ thắng, người thua cuộc...
Vào
cuộc chơi không khí thật vui nhộn, hào hứng nhưng nghiêm túc. Sau khi trọng tài
hú một tiếng báo hết giờ trẩy lá, tất cả đều phải ngừng tay, nhanh chóng mang
lá về sân chơi. Trong sân, hai nhóm chơi ngồi hai bên đối diện với nhau bên cạnh
đống lá vừa hái về. Trọng tài ngồi chính giữa chếch lên phía trên hỏi : Đây là
lá gì, bạn có không ? Bên kia có thể trả lời đúng tên lá và tìm đúng loại lá vừa
nêu. Như vậy không bên nào có điểm và lá đó bị loại ra. Đến lượt nhóm thứ hai
ra lá và gọi : Bạn có lá này không? Bên kia buộc phải lấy ra lá cùng loại và
nói đúng tên loại lá. Trường hợp đưa ra không đúng loại lá của bên gọi, nhưng
không nói được tên thì lá đó cũng bị loại bên gọi được điểm. Như vậy cũng có
trường hợp một bên gọi tên lá, nhưng dấu lá để bên kia tìm. Trong trường hợp có
thể một bên ngẫu nhiên hái được lá, thực tế không biết tên lá nhưng vẫn mang ra
đố rồi lựa chiều nói dựa. Trường hợp đó, trọng tài phải kiểm tra bắt người đố
phải nói tên lá. Nếu không nói được, lá cũng bị dập đi, không được tính điểm. Lá
được tính điểm là bên kia không có lá cùng loại hoặc có nhưng không nói được
tên. Đó là cách chơi có trọng tài. Cách chơi không có trọng tài thì hai bên thỏa
thuận thời gian hái lá, sân chơi và để một bên trình lá trước theo cách như
trên. Trong trường hợp hai bên không thống nhất được với nhau về tên một loại
lá nào đó bị loại, không ai được tính điểm.
Cũng như cách chơi có trọng tài, cách chơi không có trọng tài cuộc chơi tiếp tục cho đến khi một bên hết lá hoặc cùng hết lá. Khi kết thúc, trọng tài cho đếm số lá được tính điểm mỗi bên, bên nào được nhiều hơn số lá không bị loại là bên ấy thắng. Bên thắng có thể nhận được một phần thưởng như hoa quả; nhưng cũng có thế chỉ được tiếng "thắng". Còn bên thua thường phải để bên thắng vò đầu hoặc nhảy lò cò quanh sân chơi hay bị búng vào nắm tay. Có lẽ cũng vì vậy mà người ta thường gọi trò chơi này là "trò chơi cỏ búng".
Cũng như cách chơi có trọng tài, cách chơi không có trọng tài cuộc chơi tiếp tục cho đến khi một bên hết lá hoặc cùng hết lá. Khi kết thúc, trọng tài cho đếm số lá được tính điểm mỗi bên, bên nào được nhiều hơn số lá không bị loại là bên ấy thắng. Bên thắng có thể nhận được một phần thưởng như hoa quả; nhưng cũng có thế chỉ được tiếng "thắng". Còn bên thua thường phải để bên thắng vò đầu hoặc nhảy lò cò quanh sân chơi hay bị búng vào nắm tay. Có lẽ cũng vì vậy mà người ta thường gọi trò chơi này là "trò chơi cỏ búng".
Người
dân tộc Mường
Còn gọi
là người Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tá, Ao tá, là một dân tộc sống ở khu vực miền
núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền
núi tỉnh Thanh Hóa. Họ rất gần với người Kinh, một số nhà dân tộc học đưa ra giả
thuyết người Mường về mặt sắc tộc chính là người Kinh nhưng vì cư trú ở miền
núi nên họ ít chịu ảnh hưởng của người Trung Quốc. Dân số hiện nay là 914.600
người.
Ngôn
ngữ
Tiếng
Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, rất gần với tiếng Việt. Chẳng hạn bua là
vua, pộ là bố, tat là đất, kloi là trời, vân vân.
Đặc
điểm kinh tế
Đồng
bào Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường
giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa
nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây, đồng bào trồng lúa nếp nhiều hơn lúa
tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia
đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh
kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người
Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật
khá tinh xảo.
Tổ chức
cộng đồng
Xưa
kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ lang đạo, các
dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu
mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang xóm hoặc đạo xóm, cai quản
một xóm.
Cưới
xin
Tục
cưới xin của người Mường gần giống như người Kinh (chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới
và đón dâu). Khi trong nhà có người sinh nở, người Mường rào cầu thang chính bằng
phên nứa. Khi trẻ em lớn khoảng một tuổi mới đặt tên.
Ma
chay
Khi
có người chết, tang lễ được tổ chức theo nghi thức nghiêm ngặt.
Lễ hội
Đồng
bào Mường có nhiều ngày hội quanh năm: hội xuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa
(tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới...
Văn
nghệ dân gian
Kho
tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể loại thơ dài,
bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng
dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Cồng là nhạc cụ đặc sắc của đồng
bào Mường, ngoài ra còn nhị, sáo trống, khèn lù. Người Mường ở Vĩnh Phú còn
dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn nhà, tạo thành những âm thanh để thưởng
thức gọi là "đâm đuống".
Nhà cửa
Nhà
người Mường có những đặc điểm riêng: nhà thường ba gian hai chái. Bộ khung với
vì kèo kết cấu đơn giản. Đặc trưng ở cái kèo có pà wặc (cái cựa) đè lên cây đòn
tay cái để đỡ kèo khỏi bị tụt. Nhà có chái nhưng không có vì kèo chái như nhà
người Việt. Chỗ dựa của bộ xương mái là nhờ vào hai cây pắp cal và một cây léo
hè, đầu gác lên thanh giằng hai kèo gần chỏm kèo. Mặt bằng sinh hoạt có điểm giống
nhà người Việt: nhà cũng có qui định có tính ước lệ: Nếu chia nhà theo chiều
ngang: phần nhà dành cho sinh hoạt của nữ gọi là "bên trong". Phần
dành cho sinh hoạt của nam giới gọi là "bên ngoài". Và, nếu chia nhà
theo chiều dọc, nửa nhà phía sau (nơi đặt bàn thờ tổ tiên) gọi là "bên
trên". Còn nửa kia gọi là "bên dưới". Một đặc trưng nữa là hình
thức cấu tạo của bếp: bếp được đặt trong một cái khung gỗ hình chữ nhật. Bống
góc của cái khung này dựng bốn cột làm giá đỡ các dàn (dựa) bếp. một trong hai
cột giáp vách bao giờ cũng buộc một cái chum nhỏ để đựng mẻ (người Mường rất ưa
các món ăn có vị chua). Ghế đặt xung quanh nhà bếp là ghế dài thấp chân. Trong
khuôn viên thường có một miếu thổ thần, quy mô nhỏ như một cái lều.
Trang
phục
Người
dân tộc Mường có đặc trưng riêng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang
phục.
Trang phục nam
Trang phục nam
Nam mặc
áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực
trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng.
Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Xưa có tục
để tóc dài búi tóc. Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím
than, ngoài khoác đôi áo chúng đen dài tới gối, cái cúc nách và sườn phải.
Trang
phục nữ
Áo mặc
thường ngày có tên là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân
ngắn hơn so với áo cánh người Kinh, ống tay dài, áo màu nâu hoặc trắng (về sau
có thêm các màu khác không phải loại vải cổ truyền). Bên trong là loại áo báng,
cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu thường đội khăn trắng, xanh
với phong cách không cầu kỳ như một số tộc người khác. Váy là loại váy kín màu
đen. Toàn bộ phận được trang trí là đầu váy và cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi
lên giữa trung tâm cơ thể. Đây là một phong cách trang trí và thể hiện ít gặp ở
các tộc khác trong nhóm ngôn ngữ và khu vực láng giềng (trừ nhóm Thái Mai Châu,
Hòa Bình do ảnh hưởng văn hóa Mường mà mặc thường ngày tương tự như họ). Nhóm
Mường Thanh Hóa có loại áo ngắn chui đầu, gấu lượn, khi mặc cho vào trong cạp
váy và cao lên đến ngực. Phần trang trí hoa văn trên cạp váy gồm các bộ phận:
rang trên, rang dưới, và cao. Trong các dịp lễ, Tết, họ mang chiếc áo dài xẻ ngực
thường không cài khoác ngoài bộ trang phục thường nhật vừa mang tính trang trọng
vừa phô được hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Nhóm mặc áo cánh ngắn xẻ ngực
thường mang theo chiếc yếm bên trong. Về cơ bản giống yếm của phụ nữ Kinh nhưng
ngắn hơn.
Người
Mường Vang (Hoà Bình) với cồng chiêng
Mường
Vang là một vùng đất, một địa danh lịch sử - văn hóa nổi tiếng của người Mường.
Cái tên Mường Vang đã in đậm vào tâm thức người dân Lạc Sơn nói riêng, Hòa Bình
nói chung. Mường Vang bao chứa trong nó những giá trị văn hóa dân gian hết sức
phong phú, đa dạng của người Mường; rất nhiều trong số đó chưa được biết đến,
hoặc chưa được giải mã.
Một trong những hiện tượng văn hóa dân gian được biết đến từ lâu của Mường Vang, đó là cồng chiêng. Cồng chiêng của người Mường ở Mường Vang thực sự là điển hình cho tính nguyên hợp của một hiện tượng văn hóa dân gian, cần thiết phải được nhìn nhận, nghiên cứu, ứng xử một cách toàn diện hơn trong một môi trường diễn xướng đúng như nó vẫn tồn tại từ bao đời.
Một trong những hiện tượng văn hóa dân gian được biết đến từ lâu của Mường Vang, đó là cồng chiêng. Cồng chiêng của người Mường ở Mường Vang thực sự là điển hình cho tính nguyên hợp của một hiện tượng văn hóa dân gian, cần thiết phải được nhìn nhận, nghiên cứu, ứng xử một cách toàn diện hơn trong một môi trường diễn xướng đúng như nó vẫn tồn tại từ bao đời.
Theo
các cụ cao niên thì ngày xưa cồng chiêng được bày bán ở chợ như thứ hàng hóa
thông thường. Người muốn mua chiêng, nếu không biết cách chọn thì phải nhờ người
am hiểu chọn hộ. Trước tiên người Mường quan tâm đến âm sắc, độ vang của
chiêng. Người ta xách chiêng lên, dùng nắm tay đánh vào núm chiêng. Tùy theo
chiêng lớn hay nhỏ mà người chọn chiêng dùng lực cho phù hợp để xác định âm sắc
và độ vang của chiếc chiêng đó. Nếu đánh mạnh, hoặc nhẹ hơn so với khả năng âm
vang của chiêng thì chiêng sẽ rè hoặc không vang đúng với âm thực của nó. Nếu
đánh không đúng kỹ thuật thì hiệu quả cũng sẽ sai lệch như vậy (chẳng hạn thời
gian tiếp xúc vào núm chiêng của nắm tay không được quá chậm - sẽ ảnh hưởng đến
độ ngân vang của chiêng).
Tất
nhiên, người Mường Vang khi chọn không quan tâm đến nguyên nhân tại sao tiếng
chiêng lại như vậy. Họ chỉ cần xác định đúng là tiếng chiêng chứ không phải tiếng
chuông hay tiếng phèng la là được, nhưng phải đảm bảo yếu tố: khoẻ, thẳng,
không méo mó, không rè. Người Mường coi mỗi tiếng chiêng có hồn riêng, ngoài lý
do quan niệm vạn vật hữu linh, có lẽ còn vì đặc điểm tự nhiên nên mỗi chiêng có
giọng riêng nữa.
Cuối
cùng, trước khi quyết định mua hay không, người ta đo độ vang của chiêng. Dù là
chiêng Dàm (cỡ to), hay chiêng Chót (cỡ nhỏ), thì cái giá trị nhất của chiếc
chiêng đó đối với người Mường là âm sắc mịn màng và độ vang xa. Đây là hai tiêu
chuẩn tưởng đơn giản mà khó đạt yêu cầu. Có những chiếc chiêng độ vang tốt
nhưng nghe chói tai, ngược lại, có những chiếc chiêng âm sắc đạt yêu cầu nhưng
độ vang lại kém. Người Mường Vang đo độ vang của cồng chiêng bằng Sải - một đơn
vị đo ước lệ của người Mường. Sải, chính là sải tay. Khoảng thời gian mà mỗi lần
co tay vào trước ngực rồi dang ra hai bên được coi là một sải. Nếu hai chiếc
chiêng cùng cỡ, cùng có âm sắc đạt yêu cầu nhưng chắc chắn người ta sẽ mua chiếc
nào nhiều sải hơn. Tất nhiên cách đo như vậy thiếu cơ sở khoa học và không chuẩn
xác, nhưng lại hết sức thú vị ở chỗ nó cụ thể hóa được một thứ rất trừu tượng
là thời gian. Ngày xưa ở Mường Vang làm gì có đồng hồ, thậm chí ngay hiện tại một
số người già ở đây cũng không quen hoặc không biết cách tính thời gian bằng giờ,
phút. Dù không chuẩn xác cho lắm, vì mỗi lần sải có thể không bằng nhau về
không gian hay thời gian, nhưng điều đó không quan trọng, cái quan trọng hơn là
người mua ưng ý với độ vang của tiếng chiêng do chính họ kiểm nghiệm.
Nếu như các tộc người ở Tây Nguyên có nhiều cách sử dụng (đánh) chiêng thì người Mường chỉ có một, đó là treo chiêng lơ lửng sao cho không một vật hay một lực nào có thể ảnh hưởng tới tiếng chiêng, và chỉ đánh chiêng khi chiêng ở tư thế như vậy. Thành chiêng bao giờ cũng có hai lỗ nhỏ để xỏ dây treo chiêng. Người sử dụng một tay xách chiêng (cầm vào dây treo chiêng), tay kia cầm dùi đánh chiêng. Nếu chiêng quá nặng, có thể treo chiêng lên xà nhà hoặc hai người khiêng bằng cách treo chiêng dưới một cái đòn (trong trường hợp vừa đi vừa đánh). Dây treo chiêng thường được bện bằng sợi gai hoặc làm bằng loại dây dai và mềm để không ảnh hưởng đến âm sắc của chiêng. Dùi chiêng làm bằng loại gỗ chắc, dẻo, không quá cứng, quá nặng và không bị mối mọt. Đầu dùi bọc vải, quanh lớp vải đó là lưới sợi gai mềm vừa để trang trí vừa bó chắc những lớp vải vào đầu dùi. Người Mường không đánh ngoài núm chiêng, không bao giờ đánh chiêng bằng gỗ cứng, cán dùi, và cũng không bịt chiêng bằng tay tạo tiếng ngắt. Tất cả những cách sử dụng như vậy là để đảm bảo cho tiếng chiêng được vang lên chuẩn xác nhất, hay nhất, vang xa nhất. Điều này cho thấy người Mường coi trọng âm sắc, độ vang của chiêng như thế nào.
Nếu như các tộc người ở Tây Nguyên có nhiều cách sử dụng (đánh) chiêng thì người Mường chỉ có một, đó là treo chiêng lơ lửng sao cho không một vật hay một lực nào có thể ảnh hưởng tới tiếng chiêng, và chỉ đánh chiêng khi chiêng ở tư thế như vậy. Thành chiêng bao giờ cũng có hai lỗ nhỏ để xỏ dây treo chiêng. Người sử dụng một tay xách chiêng (cầm vào dây treo chiêng), tay kia cầm dùi đánh chiêng. Nếu chiêng quá nặng, có thể treo chiêng lên xà nhà hoặc hai người khiêng bằng cách treo chiêng dưới một cái đòn (trong trường hợp vừa đi vừa đánh). Dây treo chiêng thường được bện bằng sợi gai hoặc làm bằng loại dây dai và mềm để không ảnh hưởng đến âm sắc của chiêng. Dùi chiêng làm bằng loại gỗ chắc, dẻo, không quá cứng, quá nặng và không bị mối mọt. Đầu dùi bọc vải, quanh lớp vải đó là lưới sợi gai mềm vừa để trang trí vừa bó chắc những lớp vải vào đầu dùi. Người Mường không đánh ngoài núm chiêng, không bao giờ đánh chiêng bằng gỗ cứng, cán dùi, và cũng không bịt chiêng bằng tay tạo tiếng ngắt. Tất cả những cách sử dụng như vậy là để đảm bảo cho tiếng chiêng được vang lên chuẩn xác nhất, hay nhất, vang xa nhất. Điều này cho thấy người Mường coi trọng âm sắc, độ vang của chiêng như thế nào.
Cồng
chiêng không sử dụng bừa bãi, chỉ được đem ra đánh trong những dịp quan trọng đối
với đời sống tinh thần của người Mường. Do thời gian sử dụng ít mà thời tiết
thì nóng ẩm, mưa nắng thất thường, nên bảo quản cồng chiêng là vấn đề người Mường
Vang hết sức coi trọng. Trên thực tế, hiện còn nhiều chiếc chiêng cổ vẫn đang
được sử dụng khi có dịp. Tuổi của những chiếc chiêng đó ước chừng đến vài trăm
năm. Người Mường Vang để bảo quản cồng chiêng bằng cách gác chiêng lên xà nhà
hoặc treo chiêng trên vách nhà. Nếu vách nhà bằng ván thì treo cồng chiêng lên
những chốt gỗ hoặc đinh. Nếu vách nhà bằng tre nứa thì treo cồng chiêng lên những
chạc tre hoặc gỗ cắm trên vách.
Một
quy tắc bất di bất dịch của người Mường Vang là không úp miệng chiêng vào trong
hay xuống dưới. Khi nghỉ giải lao trong cuộc vui đánh chiêng, người ta ngồi xuống,
không quên đặt chiêng xuống đất (hoặc sàn nhà) theo qui tắc ngửa miệng chiêng. Các
cụ tin rằng nếu úp miệng chiêng xuống đất thì chiêng sẽ bị mất tiếng, coi như
chiêng "chết". Một điều cấm kỵ nữa là khi chiêng để dưới đất như vậy,
đàn bà không được bước qua miệng chiêng.
Chiêng
càng được truyền qua nhiều đời càng quý. Cái quý ở đây không chỉ ở giá trị cổ vật
mà chủ yếu là ý nghĩa của sự tiếp nối dòng đời, một tinh thần huyết thống gia
đình. Tinh thần đó luôn hiện hữu bên những người đang sống thông qua hình hài của
chiếc chiêng cùng với âm vang của nó. Người Mường không cúng giỗ người đã khuất
theo ngày mất hàng năm như người Kinh, mà cúng giỗ theo các ngày lễ tết như Tết
Nguyên đán, Tết cơm mới... Mỗi dịp như thế, họ đánh chiếc chiêng cha ông truyền
lại để mời gọi tổ tiên về ăn giỗ. Người Mường cho rằng khi nghe tiếng chiêng đó
thì chắc chắn ông bà, tổ tiên dù ở mường Trời hay mường Ma cũng lập tức về với
con cháu. Như vậy, chiêng của người Mường còn là phương tiện "thông
quan" giữa thế giới người sống với thế giới người đã khuất. Những gia
đình, dòng tộc còn giữ được những chiếc chiêng truyền đời như thế đều lấy làm tự
hào với cộng đồng. Chiêng quý chỉ truyền cho con trai trưởng, không có con trai
trưởng mới truyền đến chú.
Người Mường Vang có câu:
Người Mường Vang có câu:
Chiêng bui ó ti khoi bải
Mai thốt ó ti khoi lang
Nghĩa là:
Chiêng hay không đi khỏi mái nhà
Gái đẹp không đi lấy chồng xa
Theo các cán bộ văn hóa huyện Lạc Sơn – Hoà Bình thì hiện nay Mường Vang là vùng có mật độ cồng chiêng cao, nhưng số lượng thống kê không đầy đủ.
Cồng chiêng Mường Vang mang những đặc
trưng chung của cồng chiêng Mường, nhưng cũng có những nét riêng không thể lẫn
với cồng chiêng của các vùng mường khác. Trong khoảng chục năm trở lại đây,
sinh hoạt cồng chiêng trong cộng đồng đã có tín hiệu khôi phục, và nay vẫn được
duy trì tương đối tốt. Môi trường mà trong đó sinh hoạt văn hóa cồng chiêng cổ
truyền tồn tại là khá nguyên vẹn so với các vùng mường khác. Với các điều kiện
gần với nguyên bản cổ truyền, cồng chiêng Mường Vang luôn là sự lựa chọn để đại
diện cho cồng chiêng Mường nói riêng, nghệ thuật dân gian Mường nói chung trong
các liên hoan nghệ thuật khu vực và toàn quốc.
Tên dân tộc: Mường (Mol, Mual, Moi, Moi
bi, Au tá, Ao tá)
Dân số: Trên 914.600 người
Ðịa bàn cư trú: Cư trú ở nhiều tỉnh phía Bắc, tập trung
đông ở Hoà Bình và miền núi Thanh Hoá. Sống định canh định cư nơi có nhiều đất
sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn.
Phong tục tập quán: Thờ cúng tổ tiên và tin vào đa thần
giáo. Xưa tổ chức xã hội của người Mường là chế độ lang đạo chia nhau cai quản
các vùng. Ðứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang xóm hoặc
đạo xóm.
Hôn lễ của người Mường gần giống người Kinh. Khi trong
nhà có người sinh nở thì rào cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ lớn khoảng
một tuổi mới đặt tên.
Khi có người chết, tang lễ được tổ chức theo nghi thức
nghiêm ngặt.
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường.
Văn hoá: Kho tàng văn nghệ dân gian khá phong phú: thơ ,
bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Có nhiều bài hát: ru em, đồng giao,
hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Nhạc cụ có cồng, nhị, sáo trống, khèn
lù.
Có nhiều ngày hội trong năm: Hội xuống đồng (khuông mùa),
hội cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới...
Trang phục: Nam mặc quần áo màu chàm. Nữ mặc áo, váy, áo
ngắn thân xẻ ngực (có nơi xẻ vai), ít cài cúc và mặc yếm. Váy khá dài, cao đến
nách, cạp váy dệt bằng tơ nhuộm màu, có hoa văn trang trí rất đẹp. Ðầu đội khăn
màu trắng hình chữ nhật.
Kinh tế: Làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực
chủ yếu. Kinh tế phụ là khai thác lâm thổ sản. Nghề thủ công có dệt vải, đan
lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ.
Cao Văn (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét