Dân tộc Tày và những nét văn hóa đặc trưng (Huỳnh Tâm)

Về trang phục, dân tộc Tày có một cung cách thẩm mỹ rất riêng. Bộ y phục cổ truyền của dân tộc Tày làm từ vải bong tự dệt, nhuộm chàm hầu như không thêu thùa, trang trí. Những nét riêng trong trang phục cũng là một cơ sở đặc sắc để phân biệt dân tộc Tày với các dân tộc khác trong cùng một địa bàn sinh sống. Dân tộc Tày được biết đến với màu áo chàm quen thuộc được tạo nên từ những chất liệu trong tự nhiên đã từng đi vào thơ ca.

Đất nước Việt Nam, đất nước của năm mươi tư dân tộc anh em. Năm mươi tư dân tộc đều là cháu con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, cùng bước ra từ trăm trứng và cùng nhau xây dựng nên đất nước Việt Nam thái bình yên vui ngày nay. Mỗi dân tộc với bản sắc riêng của mình như một loài hoa qúy, góp thêm hương sắc cho rừng hoa lớn – dân tộc Việt Nam.


Dân tộc Tày dân số đông thứ hai sau dân tộc Kinh, dân tộc Tày có khoảng 1.477.514 người và có những đặc trưng nổi bật khác như sau. Dân tộc Tày tập trung cư trú ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Đắk Lawsk, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lâm Đồng. Dân tộc Tày có ngôn ngữ riêng là tiếng Tày hay còn gọi là tiếng Thổ. Dân tộc Tày theo các tôn giáo như Vật linh, Phật giáo, Đạo giáo. Về kinh tế, dân tộc Tày sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Dân tộc Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai... và rau quả mùa nào thức đó. Dân tộc Tày có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Về tổ chức cộng đồng, người Tày sống thành các bản, thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường được gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ mười lăm đến hai mươi nóc nhà, nếu là bản lớn sẽ chia thành những xóm nhỏ. Về hôn nhân, gia đình, trong gia đình dân tộc Tày thường quí trọng người con trai hơn và có các quy định rõ ràng giữa các thành viên trong gia đình. Vợ chồng dân tộc tày yêu thương nhau, ít li hôn, đã từ lâu không còn tục ở rể. Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu nhưng có thành vợ thành chồng hay không lại tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và "số mệnh" của họ có hợp nhau hay không lại tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và "số mệnh" của họ có hợp nhau hay không. Vì thế trong quá trình đi tới hôn nhân phải có bước nhà trai xin lá số của cô gái về so với lá số của con mình. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Về việc sinh đẻ, khi có mang cũng như trong thời gian đầu sau khi đẻ, người phụ nữ phải kiêng cữ nhiều thứ khác nhau với ước muốn được mẹ tròn, con vuông, đứa bé chóng lớn, khoẻ mạnh và tránh được những vía độc hại. Sau khi sinh được 3 ngày cúng tẩy vía và lập bàn thờ bà mụ. Khi đầy tháng tổ chức lễ ăn mừng và đặt tên cho trẻ. Về âm nhạc, người Tày được biết đến với các thể loại hát then, hát lượn, hát sli, các bài dân ca như lượn, phong slư, phuối pác, phuối,rọi, vén eng.... Nhạc cụ chủ yếu của họ là đàn tính, lúc lắc. Các hoạt động văn nghệ đặc trưng cùng các loại nhạc cụ này vẫn được tiếp tục bảo tồn và lưu truyền đến tận ngày nay trong các lễ hội lớn cũng như các mục đích sinh hoạt khác nhau. Những nhà truyền thống thường là nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Phổ biến là loại nhà đất ba gian, hai mái (không có chái), tường trình đất hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh, ngói âm dương hoặc tấm Prôximăng. Bố trí mặt bằng sinh hoạt được quy định thống nhất qua từng vị trí trong ngôi nhà. Người Tày sống định cư quây quần thành từng bản, có quan hệ gần gũi với người Nùng và người Choang (Trung Quốc).
Về trang phục, dân tộc Tày có một gu thẩm mỹ rất riêng. Bộ y phục cổ truyền của dân tộc Tày làm từ vải bong tự dệt, nhuộm chàm hầu như không thêu thùa, trang trí. Những nét riêng trong trang phục cũng là một cơ sở đặc sắc để phân biệt dân tộc Tày với các dân tộc khác trong cùng một địa bàn sinh sống. Dân tộc Tày được biết đến với màu áo chàm quen thuộc được tạo nên từ những chất liệu trong tự nhiên.


Ngoài ra, dân tộc Tày còn nổi tiếng với một sản phẩm thủ công truyền thống là thổ cẩm. Nghề thủ công này đã có lịch sử rất lâu đời, hiện nay vẫn có thể thấy ở một số vùng thuộc các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Cạn. Nguyên liệu dệt là sợi bông, sợi tơ tằm được nhuộm các màu khác nhau. Công cụ và kĩ thuật dệt thổ cẩm gần giống như dệt vải thông thường, có khác chăng là khung dệt thổ cẩm gồm nhiều go hơn. Mẫu hoa văn càng phức tạp thì số go càng nhiều, có khi lên tới một trăm năm mươi chiếc và chỉ những người có tay nghề cao mới có thể làm được những sản phẩm như vậy. Các go này được bố trí theo một trật tự nhất định tùy theo kiểu dáng hoa văn hay cách trang trí của người dệt. Khi dêt, người ta bỏ dần từng go rồi đưa thoi luồn sợi ngang tạo thành từng mảng hoa văn. Những mô túp hoa văn thường gặp hơn cả trong sản phẩm thổ cẩm của dân tộc Tày là hình ngôi sao tám cánh, hoa lê, hoa nhội, lá mía… Thổ cẩm được dung làm màn gió, mặt chăn, mặt địu, túi, khăn… Những sản phẩm thổ cẩm độc đáo ấy của dân tộc Tày từ lâu đã được biết đến và ưa chuộng bởi du khách trong và ngoài nước. Phong tục thờ cúng của dân tộc Tày cũng mang những đặc trưng riêng. Họ chủ yếu thờ cúng tổ tiên, ngoài ra cũng thờ thổ công, vua bếp, bà mụ. Ðám ma thường được tổ chức linh đình với nhiều nghi lễ nhằm mục đích báo hiếu và đưa hồn người chết về bên kia thế giới. Sau khi chôn cất 3 năm làm lễ mãn tang, đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên. Hàng năm tổ chức cúng giỗ vào một ngày nhất định. Bàn thờ tổ tiên của dân tộc Tày đặt chính giữa nhà và làm thành một không gian riêng và được cung kính hết mực. Khách và phụ nữ trong nhà chửa đẻ không được phép ngồi hay nằm trên ghế, giường trước bàn thờ. Họ thường dùng bữa sau 2 giờ chiều và 8 giờ tối. Hình ảnh dưới đây cho thấy cách sắp xếp bàn thờ trong gia đình dân tộc Tày. Một điều dễ thấy là người Tày theo âm lịch. Hàng năm, dân tộc Tày có nhiều ngày tết với những ý nghĩa rất khác nhau. Trong đó, Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới và tết rằm tháng bảy, cúng các vong hồn là những tết lớn được tổ chức linh đình hơn cả. Bên cạnh đó, dân tộc Tày còn có tục tổ chức Tết gọi hồn trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch, sau vụ cấy và tết cơm mới, tổ chức trước khi thu hoạch là những cái tết rất đặc trưng cho dân nông nghiệp trồng lúa nước. Trong các dịp lễ tết, hội hè, dân tộc Tày cùng tổ chức các hoạt động văn nghệ, múa hát rất phong phú, độc đáo và mang đậm bản sắc riêng như màn múa kiếm đón mừng năm mới.
Cộng đồng dân tộc Tày cũng có những bước tiến đáng kể về nhận thức, trình độ học vấn hay cách thức làm ăn kinh tế. Tuy rằng một số nét đặc trưng của dân tộc Tày đã bị mai một theo thời gian, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những vẻ đẹp văn hóa của dân tộc Tày tại các bản làng miền núi phía Bắc.

Huỳnh Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét