Tên tự gọi: Pu Péo
Tên gọi khác: Ka Beo, La Quả, Pen ti Lô Lô
Dân số: 687 người (Tổng
cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tếng Pu Péo thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai. Người Pu Péo nói giỏi
tiếng Hmông.
Địa bàn cư trú: Người Pu Péo sống rải rác ở các huyện Đồng Văn, Yên Minh,
Mèo Vạc thuộc tỉnh Hà Giang.
Nguồn gốc lịch sử: Người Pu Péo sống lâu đối ở vùng cực bắc lãnh thổ Việt Nam.
Đặc điểm kinh tế: Canh tác nương rẫy trồng ngô là chính. Một số nơi, làm ruộng
bậc thang. Công cụ sản xuất có cày, bừa, cuốc, nạo cỏ. Chăn thả bò, dê, lợn,
gà. Thủ công có nghề làm ngói máng, nghề mộc.
Phong tục tập quán:
Ăn: Bột ngô đồ,
canh là hai món ăn chính của người Pu Péo.
Ở: Trước đây người
Pu Péo ở nhà sàn, nay ở nhà đất trình tường, lợp ngói máng hay lợp cỏ gianh.
Phương tiện vận chuyển: Gùi được sử dụng phổ biến làm phương tiện vận chuyển.
Hôn nhân: Cưới xin có
nhiều bước. Hôm đón dâu, phù dâu phải cõng cô dâu ra khỏi cổng để theo đoàn nhà
trai về. Trong bữa cơm cúng tổ tiên, thức ăn để trên nong, cả nhà cùng dâu rể
phải ăn bốc.
Tang ma: Người Pu
Péo có lễ làm ma và lễ làm chay. Trong những ngày có tang người ta cắm ta leo
trước cửa để trừ tà ma làm hại. Lễ mãn tang vừa uống rượu vừa đánh trống.
Lễ cũng thần Rừng của người Pu Péo
Tín ngưỡng: Người Pu Péo lập bàn thờ ở trong nhà, cúng tổ tiên 3 đời.
Trên bàn thờ có 3 hũ sành nhỏ, mỗi hũ tượng trưng cho mỗi đời.
Trang phục: Nữ giới mặc váy dài, áo ngắn, cài khuy bên nách phải, đôi
khi phủ khăn vuông trên đầu. Mép tay áo mép váy được ghép, viền vải màu tạo hoa
văn sặc sỡ. Nam giới mặc quần, áo ngắn.
Đời sống văn hóa: Người Pu Péo có truyện cổ dân gian, có trống đồng (trống
cái, trống đực) sử dụng trong lễ nghi, cúng bái. Nghệ thuật trang trí rõ nét
trên y phục: chắp ghép vải màu, tạo các hình, các họa tiết tượng trưng cho sự
biến chuyển của vũ trụ...Hát đám cưới xin dâu giữa nhà trai và nhà gái suốt 3-4
giờ trở thành một sinh hoạt văn nghệ rất độc đáo.
Phung Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét