Tên tự gọi: Kabeo.
Tên gọi khác: La Quả, Penti Lô Lô.
Dân số: 687 người (theo kết quả điều tra dân số
năm 2009 của Tổng cục thống kê)
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm Ka Ðai (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Người Pu Péo nói giỏi tiếng Hmông, Quan hoả.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm Ka Ðai (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Người Pu Péo nói giỏi tiếng Hmông, Quan hoả.
Lịch sử: Họ đã từng sinh sống lâu đời ở miền
cực bắc Việt Nam. Các dân tộc láng giềng đều thừa nhận người Pu Péo là một
trong những cư dân khai khẩn ruộng nương đầu tiên ở vùng cực bắc.
Hoạt động sản xuất: Người Pu Péo chuyên trồng ngô, đậu
trên nương với kỹ thuật cao, như cày nương, bón phân và trồng xen canh gối vụ.
Một số trồng lúa trên ruộng bậc thang. Họ sử dụng trâu bò làm sức kéo. Có người
làm nghề ngói máng, mộc.
Ăn: Bột ngô đồ, canh là 2 món ăn chính của người Pu Péo.
Họ dùng thìa để húp canh.
Mặc: Váy và áo phụ nữ rất đặc sắc, chỉ sử dụng kỹ thuật đắp
vải màu. áo mặc hai lớp. áo ngoài xẻ ngực, không khuy cài, xung quanh gấu và hò
áo được trang trí bằng cách đắp những miếng vải khác màu xếp thành hình tam
giác, hình vuông hay hình quả trám; cổ tay áo viền những khoanh vải khác màu.
áo ngắn mặc trong, cài khuy bên nách phải cũng được trang trí bằng vải màu như
áo trong. Tóc của phụ nữ vấn trước trán gài lại bằng chiếc lược gỗ, phủ khăn
vuông.
Ở: Người Pu Péo định cư ở huyện Ðồng Văn, tỉnh Hà
Giang. Xưa kia họ ở nhà sàn, nay ở nhà trệt. Nhà trình tường hay chỉ là ván
bưng, lợp ngói máng hoặc cỏ gianh.
Phương tiện vận chuyển: Phổ biến dùng gùi đeo lưng.
Các quan hệ xã hội: Người Pu Péo tồn tại song
song hai loại dòng họ. Một loại gọi theo tên bằng chữ Hán, đọc theo cách phiên
âm của địa phương như Củng, Tráng, Phù... được sử dụng chính thức trong các giấy
tờ. Một loại họ khác cổ hơn, thể hiện mối dây liên lạc máu mủ giữa các thành
viên của dòng họ, mỗi dòng họ như thế thường gồm một cặp như Kacung - Kacăm,
Karảm - Kachâm, Karu - Karựa, Ka bu - Ka bởng.
Cưới xin: Cưới xin có nhiều bước. Hôm đón
dâu, phù dâu phải cõng cô dâu ra khỏi cổng để theo đoàn nhà trai về. Trong bữa
cơm cúng tổ tiên, thức ăn để trên nong, cả nhà cùng dâu rể phải ăn bốc. Lễ lại
mặt tiến hành nhiều lần, sau ngày cưới 3,7, 13, 30 ngày.
Sinh đẻ: Quan niệm phổ biến về ảnh hưởng
to lớn của bà mụ tới con trẻ từ thai nhi cho đến tuổi 13. Sản phụ đẻ trong căn
buồng riêng của mình. Nhau đẻ chôn trong ống tre dưới gầm giường hoặc bọc vào
chiếu cũ để lên cành cây trên rừng. Con trai đặt tên sau 5 ngày. Trong thời
gian chưa đặt tên cho con, bố chỉ được quanh quẩn trong nhà, ra khỏi nhà phải đội
nón. Tên này được dùng cho đến 13 tuổi, sau đó đặt tên theo tiếng Quan hoả cùng
với tên đệm chung, như họ Củng có 18 tên đệm, họ Tráng 7 tên.
Ma chay: Có lễ làm ma và lễ làm chay hay
còn gọi là ma khô. Khi bố mẹ chết, người ta đặt nghiêng hũ thờ trên bàn thờ tổ
tiên biết cho tổ tiên biết có người chết và chậm nhất 13 ngày sau khi chôn phải
làm lễ dựng lại hũ thờ này. Trong những ngày còn quàn trong nhà, cơm nước không
được nấu ở bếp chính mà kê đá làm bếp ở gian giữa nhà. Mỗi bài cúng của thầy
cúng đều có nội dung riêng liên quan đến nhiều truyền thuyết lịch sử của người
Pu Péo, đưa hồn về quê cũ. Người ta cắm Ta leotrước cửa ngăn ma
vào nhà, sau khi khiêng quan tài ra khỏi cửa và đốt lửa ngoài sân đun nước rửa
chân tay trước khi vào nhà, sau lễ đưa đám.
Tin vào sự tái sinh của người chết,
sáng hôm sau khi chôn người chết, gia đình xem vết chân trên lớp tro rắc rối
trước cửa nhà.
Vài năm sau, gia đình sẽ tổ chức
làm chay để cúng đưa hồn người chết về quê cũ. Trong lễ này người Pu Péo còn bảo
lưu hai phong tục cổ là uống rượu cần và đánh trống đồng.
Thờ cúng: Họ tin mỗi người có 8 hồn,
chín vía. Ðêm 30 tết Nguyên đán các gia đình đều làm lễ gọi hồn cho từng thành
viên trong nhà. Thờ tổ tiên 3 đời. Trên bàn thờ có những hũ sành nhỏ tượng
trưng cho đối tượng thờ, ít nhất 3 hũ cho 3 đời. Mỗi khi thành viên nào đó
trong gia đình ốm đau thầy bói sẽ bói và cho biết cần phải thờ ai để có thêm một
hũ thờ nữa đặt lên bàn thờ.
Lễ tết: ¡n tết Nguyên đán, đêm 29 gói
và nấu bánh chưng đen tiễn năm cũ và đêm 30 gói và nấu bánh chưng trắng mừng
năm mới, cúng tổ tiên. Sáng mồng một tết nam nữ đi gánh nước vàng nước bạc lấy
lộc. Trong 3 ngày tết sau bữa cơm không được rửa bát, mỗi lần đến bữa chỉ dùng
giấy lau sạch với mong muốn không có mưa quá to sẽ trôi hết đất mầu.
Lịch: Sử dụng lịch 12 con vật, khớp với
âm lịch.
Văn nghệ: Hát đám cưới xin dâu giữa nhà
trai và nhà gái suốt 3-4 giờ trở thành một sinh hoạt văn nghệ rất độc đáo. Ðám
cưới là dịp để trai gái ca hát, vui chơ
Hoàng Phưng (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét