Cồng chiêng của đồng bào Mường Ba Vì được âm
vang trong lễ hội mùa Xuân ở các bản Mường.
Ba Vì, mảnh
đất địa linh nhân kiệt, là vùng đất cổ, đặc trưng của xứ Đoài, nơi đây gắn với
truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh, có 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao cùng sinh sống.
Cứ mỗi dịp đầu xuân, các làng ở Ba Vì lại tổ chức lễ hội đầu xuân, mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội đầu xuân là dịp người dân trong làng tổ chức để tưởng
nhớ đến vị thành hoàng làng ở làng mình, người có công lập ấp, là người bảo vệ
dân làng, phù hộ. Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm
tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử.
Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống "Uống nước nhớ nguồn".
Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những
hình tượng thiêng, được định danh là những vị "Thần" - những người có
thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại…
Với ý
nghĩa đó, mà hàng năm cứ vào dịp đầu Xuân, người dân ở Ba Vì lại tổ chức lễ hội
để tưởng nhớ công ơn người đi trước, đã có công với dân làng. Huyện Ba Vì có
336 di tích, trong đó có hơn 70 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, thành phố.
Trong các di tích đó thờ Tản viên Sơn Thánh là phần lớn, ngoài ra nhiều làng thờ
các vị thần hoàng làng theo truyền thuyết, thần thoại và một số nhân dân lịch sử
có thật trong các triểu đại phong kiến. Về Ba Vì trong lễ hội đầu xuân, là dịp
con dân, cháu làng, du khách trong và ngoài địa phương được đắm mình trong
không khí náo nhiệt. Lễ hội ở Ba Vì mang đặc sắc riêng của lễ hội miền Bắc nói
chung gồm phần lễ và phần hội. Ở phần lễ, việc chuẩn bị lễ hội được chia thành
hai giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần.
Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc,
mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm
sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, đón
mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ,
trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng
các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần...quét dọn, mở cửa di tích, rước nước
làm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần... Đặc
biệt đội Tế, được chọn lựa là những ông bà còn song toàn, những gia đình không
có nề nếp gia phong, nhiệt tình tập luyện tế lễ, việc tập luyện để tế lễ trong
lễ hội sẽ được tổ chức trước tết. Trong ngày chính lễ hội các nghi thức tế lễ,
lễ rước, dâng hương. Đây là toàn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một
lễ hội. Việc tế lễ diễn ra từng phần, lễ rước nước về Đình, sau đó là các phần
lễ dâng hương, dâng các vật phẩm lên thành hoàng làng…
Sau phần lễ là phần hội, riêng lễ hội ở Ba Vì thì phần hội vẫn có nhiều trò
chơi dân gian truyền thống như ở đồng bào Kinh là nấu cơm thi, đánh đu, cờ người,
chọi gà, kéo co, bịt mắt bắt vịt, ở đồng bào Mường có đẩy gậy, kéo co, ném còn,
bắn nỏ…Những trò chơi này được tổ chức làm sống dậy miền ký ức của nhiều người,
thu hút nhiều người tham gia, từ đó tạo nên không khí ngày xuân rộn ràng. Đối với
Ba Vì có nhiều lễ hội cấp vùng như lễ hội Tản viên Sơn Thánh, lễ hội được diễn
ra trong 3 ngày 14,15,16 tháng giêng hàng năm tại Đền Hạ - Đền Trung - Đền Thượng
ở xã Minh Quang và xã Ba Vì. Tản viên Sơn Thánh là vị
thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" theo quan niệm dân gian của người Việt. Đây là một trong số ít lễ hội cấp
vùng hiện nay còn giữ được gần như nguyên vẹn nét đẹp văn hóa vốn có. Không trống
hội rền vang, không lễ rước hoành tráng, nhưng cả không gian dưới chân núi Ba
Vì tưng bừng không khí lễ hội bởi hàng nghìn du khách từ khắp nơi trang nghiêm,
kính cẩn xếp hàng làm lễ; bởi tiếng cồng chiêng hào hùng, khỏe khoắn của các
chàng trai, cô gái bản Mường; bởi tiếng hò reo từ các trò chơi dân gian truyền
thống như ném còn, cồng chiêng, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy... Đặc biệt, lễ hội
không có dịch vụ bán đồ lễ; sách, báo, văn hóa phẩm không được phép lưu hành.
Ngoài khu di tích như vậy, ở Đình Tây Đằng, Đình Thụy Phiêu, Đình Đông Viên
cũng thờ Tản viên Sơn Thánh. Riêng ở Ba Vì có 95 di tích thờ Tản viên Sơn
Thánh. Những ngôi đình đồ sộ, có niên đại cách đây vài thế kỷ cũng là nét độc
đáo khi du khách về tham quan lễ hội ở Ba Vì. Còn đối với mỗi làng cổ ở 31 xã,
thị trấn lại tổ chức lễ hội riêng của mình, có làng theo từng năm, có làng 3
năm tổ chức lễ hội lớn. Nhiều lễ hội được chuẩn bị công phu, mang nhiều dấu ấn
riêng của từng địa phương.
Lễ hội truyền thống là dịp để người dân ở các làng cùng nhau tụ họp, vui vẻ,
cùng nhau hướng về cội nguồn, mong cho năm mới mưa thuận gió hòa, mong cho cuộc
sống ngày một tốt hơn trong một năm mới.
Hồng Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét