Dân tộc Cơ Lao (Hồng Hạnh)

Tên tự gọi: Cơ Lao
Tên gọi khác: Tứ Đư, Ho Ki, Voa Đề
Nhóm địa phương: Cơ Lao Trắng, Cơ Lao Xanh, Cơ Lao Đỏ.
Dân số: 2.636 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Người Cơ Lao nói tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai. Nhiều người biết chữ Hán, dùng chữ Hán để cúng lễ.


Song tấu kèn của dân tộc Cờ Lao Trắng

Địa bàn cư trú: Người Cơ Lao cư trú chủ yếu ở Đồng Văn, Hoàng Su Phì thuộc tỉnh Hà Giang.
Nguồn gốc lịch sử: Người Cơ Lao nhập cư vào Việt Nam khoảng 200 năm nay.
Đặc điểm kinh tế: Đồng bào thường trồng ngô, lúa mạch trên hốc đá với công cụ sản xuất thô sơ như cày, cuốc, nạo cỏ. Một bộ phận làm ruộng bậc thang, dùng trâu để cày bừa. Đồng bào nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, rèn và làm đồ gỗ.
Phong tục tập quán:
Ăn: Người Cơ Lao ăn bột ngô đồ (mèn mén) hoặc ăn cơm, quen dùng bát, thìa muôi bằng gỗ.

Ở: Người Cơ Lao ở nhà đất lợp tranh, đầu vách trình tượng hay vách ván thưng. Nhà ở quy tụ thành từng bản nhỏ, kín đáo và cũng thường có tường đá xếp ở xung quanh.
Phương tiện vận chuyển: Người Cơ Lao thường dùng ngựa thồ và mang túi vải
Hôn nhân: Người Cơ Lao có tục ở rể. Trong lễ cưới, chú rể khoác khăn đỏ. Tục kéo vợ còn tồn tại đến nay.
Tang ma: Khi chết cúng hồn người chết hai lần: lễ chôn cất và lễ làm chay.
Tín ngưỡng: Người Cơ Lao thờ tổ tiên 3 - 4 đời, bên cạnh đó còn thờ thần Đất ở nhiều gia đình, nhiều bản làng.
Trang phục: Nữ mặc quần, áo dài năm thân, cài khuy nách, dài quá gối, trước ngực áo, mép áo, tay áo thường ghép màu, thường quấn xà cạp ở chân.
Đời sống văn hóa: Người Cơ Lao có truyện kể dân gian, truyện cổ. Đồng bào thường hát đối trong ngày lễ và thường thổi sáo.

 Hồng Hạnh (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét