Nhắc đến cộng đồng La Ha cổ, người ta nghĩ ngay đến bộ lịch
bằng xương trâu, nhờ loại lịch này, họ có thể tính được ngày tốt, xấu và đặc biệt
là biết được sự thay đổi thời tiết để điều chỉnh công việc cho phù hợp…
Dân tộc La Ha còn được gọi với một số tên khác nhau như:
Klá, Phlạo, Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa.
Đồng bào La Ha hiện nay còn khoảng 6.000 người, cư trú chủ yếu ở địa bàn các
huyện Than Uyên (Lai Châu) và Thuận Châu, Mường La (Sơn La).
Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những
tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới
vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm
lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ "trâu trắng" để tế thần
¡m Poi - một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.
Nhắc đến cộng đồng La Ha là người ta nghĩ ngay đến bộ lịch
bằng xương trâu độc đáo. Nó được coi như một phần "gia phả" của người
La Ha. Bộ lịch là chiếc xương sườn trâu, chiều dài 30 phân, rộng hai phân, cong
theo hình chiếc lá, trên lịch ghi những kí hiệu cụ thể để đoán định ngày xấu tốt,
ngày cưới hỏi, làm nhà…
Lịch xương trâu của dân tộc La Ha
Truyền thuyết của người La Ha kể rằng, ngày xưa, họ có một
quyển sách xem ngày tháng nhưng bị một con trâu vô tình ăn mất. Từ đó, công việc
và cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn do không phân biệt được ngày tốt, xấu.
Người La Ha liền mổ con trâu kia để lấy lại quyển sách,
nhưng không thấy nên quyết định lấy chiếc xương sườn của nó để khắc lịch. Nhờ
loại lịch này, họ có thể tính được ngày tốt, xấu và đặc biệt là biết được sự
thay đổi thời tiết để điều chỉnh công việc cho phù hợp.
Trên mỗi xương sườn trâu, người La Ha khắc 30 vạch tương ứng
với 30 ngày trong tháng và các ký hiệu với nghĩa tốt, xấu khác nhau. Theo người
La Ha ngày tốt trên bộ lịch ghi là ngày con Rồng, vào ngày này có thể gieo lúa,
làm nhà cưới vợ… Lịch xương trâu gắn bó mật thiết với đời sống của người La Ha
và được xem như một tài sản quý.
Dù khó xem nhưng lịch bằng xương trâu trước kia rất phổ biến
trong cộng đồng người La Ha. Vậy nhưng hiện nay, loại lịch này đã trở thành vật
hiếm và hiện chỉ còn duy nhất một quyển được cất giữ trong bảo tàng, số người
La Ha biết xem lịch cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Vì lịch rất quý, người
ta bí mật cách xem nên ngày nay gần như thất truyền.
Huỳnh Tâm (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét